Thứ Năm | 09/08/2012 06:54

Nợ Mỹ thực tế tăng 11.000 tỷ USD trong năm 2012

Chênh lệch tài chính Mỹ, thước đo mức độ nợ thực sự của chính phủ Mỹ hiện tại là 222.000 tỷ USD so với 211.000 tỷ USD năm 2011.
Chênh lệch tài chính là sự thay đổi giá trị hiện tại giữa chi tiêu và doanh thu tương lai. Nó tính tới tất cả nghĩa vụ chính thức(như nghĩa vụ với trái phiếu kho bạc) lẫn các cam kết phi chính thức của chính phủ Mỹ.

Theo tính toán của Laurence Kotlikoff, nhà kinh tế tại đại học Boston và nhà báo Scott Burns sử dụng dự báo ngân sách dài hạn thực tế của Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ (CBO) - được gọi là Kịch bản tài chính thay thế (AFS), chỉ ra thâm hụt ngân sách liên bang thực sự năm 2012 là 11.000 tỷ USD, cao gấp 10 lần thâm hụt chính thức và gần bằng toàn bộ nợ công chính thức công chúng nắm giữ.

Năm 2003 và 2004, các nhà kinh tế Alan Auebach và William Gale cũng sử dụng dự báo ngắn hạn của CBO và đo lường chênh lệch tài chính lần lượt là 60.000 tỷ và 86.000 tỷ. Năm 2007, là năm đầu tiên CBO đưa ra AFS, thì chênh lệch này là 175.000 tỷ USD. Đến năm 2009, CBO bắt đầu báo cáo AFS hàng năm, khoảng cách là 184.000 tỷ USD. Tới năm 2010, AFS là 202.000 tỷ USD và tăng lên 211.000 tỷ USD năm 2012.

Một phần tăng trưởng chênh lệch tài chính phản ánh thay đổi trong chính sách, như chương trình giảm thuế của Bush và Obama, và tăng trưởng chi tiêu quốc phòng. Một phần khác thể hiện sự tăng trưởng của các chương trình đã có, và một phần phản ánh bùng nổ dân số Mỹ mà các nhà chính trị vô tình bỏ qua. 2 tác giả cho biết.

Theo 2 tác giả ước tính, muốn thu hẹp chênh lệch này, Mỹ phải ngay lập tức tăng vĩnh viễn 64% tất cả các loại thuế liên bang, hay giảm ngay lập tức vĩnh viễn 40% toàn bộ mua sắm chính phủ và chi tiêu chuyển giao như phúc lợi y tế hay an sinh xã hội. Hoặc Mỹ phải kết hợp 2 chính sách này, cụ thể là cải cách tài chính triệt để làm nền kinh tế công bằng và vững mạnh hơn, chứ không thể tiêu dùng nhiều hơn và đánh thuế ít hơn.

Nguồn Bloomberg/ Khampha


Sự kiện