Nợ hộ gia đình Hàn Quốc lên mức báo động
Sau khi chính phủ Hàn Quốc buộc các tập đoàn lớn giảm nợ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997, các tổ chức tài chính nước này quay sang người tiêu dùng. Giống Mỹ và châu Âu, Hàn Quốc đối mặt với bùng nổ cho vay hộ gia đình trong thập kỷ tiếp theo.
Tuy nhiên, trong khi người tiêu dùng ở hầu hết các quốc gia phát triển giảm nợ 4 năm vừa rồi, tổng nợ hộ gia đình Hàn Quốc tiếp tục tăng và năm 2011 lên tới 164% thu nhập khả dụng, cao hơn nhiều tỷ lệ của Mỹ hồi đầu khủng hoảng nợ dưới chuẩn.
Nợ hộ gia đình theo % thu nhập khả dụng ở Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản |
Điều này khiến các nhà quản lý khó xử khi vừa muốn kiểm soát tăng trưởng nợ tiêu dùng mà không ảnh hưởng tới động lực tiêu dùng nội địa trong bối cảnh xuất khẩu yếu do suy giảm tăng trưởng toàn cầu. BOK tăng dần lãi suất năm ngoái, khi chính phủ thắt chặt cho vay nhằm giảm nợ mới, nhưng tháng vừa rồi BOK bất ngờ giảm lãi suất, do lo ngại các khoản thanh toán lãi suất cao cho hộ gia đình.
Tuần trước, cơ quan điều tiết tài chính chủ yếu của nước này, Ủy ban dịch vụ tài chính (FSC) nới lỏng quy định tỷ lệ nợ trên thu nhập. Một quan chức FSC cho biết mặc dù nợ hộ gia đình là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất, nhưng các chính trị gia đang yêu cầu các quy đình bớt chặt chẽ đi để mọi người có thể vay tiền mua nhà.
Vấn đề nợ hộ gia đình của Hàn Quốc phản ánh vấn đề cấu trúc rộng lớn hơn trong kinh tế Hàn Quốc. Trong đất nước khoảng 80% thanh niên đi học đại học, nhiều bậc cha mẹ phải mang những khoản nợ lớn để chu cấp việc học hành của con cái.
Ngoài ra, một phần lớn trong gánh nặng nợ còn bao gồm các khoản nợ thế chấp và nợ cá nhân của những người tự kinh doanh cho hoạt động kinh doanh của họ. Lực lượng này chiếm tới gần 1/3 lực lượng lao động. Thông thường, những người trung niên bị doanh nghiệp lớn Hàn Quốc vốn ưa tuyển dụng những người trẻ tuổi hơn sa thải. Họ không có nhiều lựa chọn ngoài việc tự bắt đầu kinh doanh, tìm đến nợ như một phần tài trợ.
Cho vay của các "ngân hàng tiết kiệm tương hỗ" tăng khoảng 20% trong giai đoạn 3/2011-3/2012, bất chấp các nhà quản lý thắt chặt tiêu chuẩn cho vay trong năm 2011. BOK đang lo ngại về sự tăng trưởng này và cảnh báo nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Điều này cũng gây ra các vấn đề xã hội với Trung Quốc. Bà Park, chủ một quầy hàng khu chợ Dongdaemon ở Seoul cho biết "đã mất mọi thứ" khi vay với lãi suất cao cho việc kinh doanh của mình. Gặp khó khăn với trả nợ theo các đợt, bà vay thêm 4 khoản nợ nữa, tăng tổng nợ lên hàng trăm nghìn USD.
Cuối cùng bà phá sản, bị tịch biên nhà và mất công việc kinh doanh. Bà Park, hiện tại đã thất nghiệp và sống trong một khu trọ của nhà nước cho biết từng tính đến tự sát nếu không nghĩ đến con cái.
Kim Jin-hee, tư vấn viên tại Trung tâm tư vấn phúc lợi tài chính Seoul, cho biết những trường hợp như vậy đang trở nên ngày càng phổ biến. Ông cho rằng chính phủ không nên đồng ý cho các tổ chức cho những người không thể trả nợ vay.
Nguồn FT/ Khampha