Nguồn ảnh: CNBC

 
Thái Bình Thứ Ba | 05/05/2020 10:54

Nợ doanh nghiệp ở Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc đang tăng nhanh

Báo cáo của ANZ Research cho biết, các công ty ở các quốc gia này đã nhanh chóng xóa nợ trong vài năm qua.

Trong số các nền kinh tế châu Á, nợ doanh nghiệp đang tăng lên nhanh nhất và nhiều nhất ở Trung Quốc , Hàn Quốc và Singapore, theo báo cáo của ngân hàng Úc vào tuần trước.

Báo cáo của ANZ Research cho biết, các công ty ở các quốc gia này đã nhanh chóng xóa nợ trong vài năm qua. Nhưng tình hình đại dịch COVID-19 đã làm tổn hại đến doanh thu và ảnh hưởng đến khả năng phục vụ các khoản nợ của họ.

Báo cáo cho biết, mức độ và tốc độ tích lũy nợ là cao nhất ở Trung Quốc, Singapore và Hàn Quốc. Do tác động của đại dịch COVID-19 cũng như các biện pháp giãn cách xã hội, khiến doanh thu của một số ngành đã bị ảnh hưởng...Nếu tình trạng này tiếp diễn, nó có thể dẫn đến việc hạ xếp hạng tín dụng và vỡ nợ và kéo theo tăng trưởng kinh tế thấp hơn.

Tại Trung Quốc, các công ty bất động sản đang lâm vào rủi ro vỡ nợ lớn nhất do thị trường bất động sản trì trệ, doanh số giảm mạnh. Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Trung Quốc đã mở rộng quá nhanh và tăng trưởng nóng. Vậy nên khi dịch COVID-19 bùng phát tại quốc gia này khiến nhiều văn phòng bất động sản phải đóng cửa và các dự án bị tê liệt, nhiều doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc nhanh chóng rơi vào tình cảnh nợ nần khó khăn.

Tại Trung Quốc, các công ty bất động sản đang lâm vào rủi ro vỡ nợ lớn nhất do thị trường bất động sản trì trệ, doanh số giảm mạnh
Tại Trung Quốc, các công ty bất động sản đang lâm vào rủi ro vỡ nợ lớn nhất do thị trường bất động sản trì trệ, doanh số giảm mạnh. Ảnh minh họa. Nguồn: Nikkei Asian Review

Trong khi đó, tại Singapore và Hàn Quốc, các công ty lĩnh vực năng lượng rơi vào tình cảnh đặc biệt khó khăn. Ngành công nghiệp năng lượng Singapore đóng góp tới 1/5 trong tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2019. Nhưng giờ đây, ngành này chứng kiến lợi nhuận âm và thua lỗ, theo báo cáo của ANZ.

Mặc dù đây là một đặc điểm của ngành công nghiệp năng lượng trên toàn cầu, nhưng có thêm rủi ro về thanh khoản bị hạn chế ở Singapore. Những công ty này chiếm 15,7% tổng số tiền trả nợ trong năm nay tại nước này, ANZ cho biết.

Các công ty năng lượng ở Hàn Quốc cũng vậy. Nhìn chung, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước này là một mối quan tâm, vì họ đã nhận được nhiều tín dụng hơn trong 2 năm qua, báo cáo cho biết. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có xu hướng trở nên thiếu tiền mặt nhanh hơn so với các doanh nghiệp lớn hơn, điều này gây ra rủi ro kinh tế vĩ mô do tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này trong nền kinh tế Hàn Quốc.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, lĩnh vực bất động sản đang mở rộng quá mức do tốc độ. “Mặc dù đây là tình cảnh chung của ngành công nghiệp năng lượng trên toàn cầu, nhưng rủi ro thanh khoản kém ở Singapore đang làm trầm trọng thêm tình trạng đó”, ANZ Research cho hay. “Các công ty này chiếm tới 15,7% tổng số nghĩa vụ trả nợ trong năm nay tại Singapore”.

Các công ty năng lượng tại Hàn Quốc cũng lâm vào tình huống tương tự do thiếu thanh khoản trầm trọng gây nên tình trạng gánh nặng nợ ngày càng lớn và mất dần khả năng trả nợ. "6 trong số 10 lĩnh vực của công ty đang chứng kiến các công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ và rủi ro thanh khoản kém", ANZ Research bình luận.

Các công ty Singapore dễ bị rủi ro ngoại hối hơn so với hai nước còn lại; 60,9% trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành có mệnh giá bằng USD, trong khi chỉ khoảng 1/3 số doanh nghiệp lưu hành trái phiếu mệnh giá tiền nội địa SGD.

Nhưng, ANZ cho biết, các công ty Hàn Quốc có những rủi ro khác, rất thiếu tiền mặt. Mặc dù phải đối mặt với mức độ rủi ro ngoại hối thấp hơn, các công ty có tỉ lệ nợ "rủi ro cao" không bền vững và 80% các lĩnh vực có đòn bẩy mạnh đã hạn chế bộ đệm tiền mặt, ANZ khẳng định.

Có thể bạn quan tâm:

Bức tranh tiêu dùng u ám của Trung Quốc sau lệnh mở cửa

Thế giới chật vật mở cửa trở lại

Nguồn CNBC