Nợ công Mỹ có thể vượt 16.400 tỷ USD do “bờ vực tài khóa”
Ngày 1/1/2013, đạo luật miễn giảm thuế từ thời cựu tổng thống Bush sẽ hết hiệu lực, khi đó các biện pháp tăng thuế, cắt giảm chi tiêu tự động sẽ có hiệu lực. Điều này có nghĩa là, chính phủ Mỹ phải tăng thuế khoảng 400 tỷ USD và giảm chi tiêu khoảng 200 tỷ USD, tương đương hơn 4% GDP của nước này.
Nếu không quá tồi tệ, đến đầu 2013, nợ công của Mỹ sẽ vượt trần 16.400 tỷ USD, hay nói cách khác, Bộ Tài chính Mỹ sẽ không thể bán thêm trái phiếu trừ khi Quốc hội nhất trí nâng trần nợ.
Giám đốc Goldman Sachs, ông Lloyd Blankfein cho rằng, “bờ vực tài khóa” sẽ gây ra bất ổn lớn cho thế giới. Morgan Stanley cho rằng, khoảng 40% doanh nghiệp trên thế giới đã trì hoãn quyết định đầu tư bởi lo ngại một cuộc suy thoái lớn nếu Mỹ rơi vào “bờ vực tài khóa”.
Trong khi đó, giới quan sát nhận định, ít khả năng hai đảng ở Mỹ sẽ đạt được đồng thuận về vấn đề tài khoá trước cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 6/11 tới, và phải trì hoãn ít nhất đến trước hoặc sau ngày 1/1/2013.
Theo một khảo sát mới đây của Citigroup, 90% chuyên gia phân tích chứng khoán cho rằng, chính phủ Mỹ sẽ tránh vách đá tài chính bằng việc tạm thời hoãn các biện pháp thắt chặt tài khóa do đó có thể trì hoãn quyết định nâng trần nợ đến cuối 2013.
Mỹ có nguy cơ rơi xuống bờ vực tài khóa, tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh, tình thế có thể đảo ngược vào phút cuối.
Mùa hè năm ngoái, chính phủ liên bang gần như rơi vào vỡ nợ kỹ thuật cho đến khi Quốc hội nhất trí nâng trần nợ vào phút cuối. Đến đầu năm nay, một phần chính phủ Mỹ ngừng hoạt động do không có kế hoạch ngân sách nào được thông qua như từng xảy ra năm 1995 và 1996 dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton.
Nguồn FT/Khampha