Nikkei
Nikkei: Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh bởi khủng hoảng Triều Tiên
Nếu các căng thẳng leo thang gần đây cuối cùng lên đến cực điểm trong một cuộc xung đột quân sự tại bán đảo Triều Tiên, Mỹ và CHDCND Triều Tiên sẽ không phải là những nước duy nhất phải chịu hậu quả - ít nhất là về mặt xếp hạng tín dụng - theo hãng xếp hạng Moody's cảnh báo. Việt Nam và Nhật Bản cũng sẽ là những nước bị ảnh hưởng.
Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Martin Petch, một chuyên viên xếp hạng tín dụng cao cấp của Moody, cho biết: "Một xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng của các quốc gia trên toàn thế giới thông qua một số kênh".
Một nạn nhân rõ ràng là Hàn Quốc, và có thể là cả Việt Nam nữa. Nhiều công ty Hàn Quốc, như Samsung Electronics và LG Electronics, đã hợp nhất Việt Nam vào chuỗi cung của họ, xây dựng các nhà máy trong nước để tận dụng lao động rẻ hơn.
Xuất khẩu hàng hóa của các nước vào Hàn Quốc. Ảnh: Nikkei |
"Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu do sự chấm dứt hoặc suy yếu sản xuất ở Hàn Quốc", ông Petch nói.
Khoảng 20% hàng nhập khẩu trung gian của Việt Nam đến từ Hàn Quốc. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hàn Quốc chiếm hơn 5% GDP của Việt Nam.
"Các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc xác định và thực hiện một phản ứng nhanh chóng và hiệu quả" đối với cuộc khủng hoảng, ông Petch nói.
Theo Petch, rủi ro rủi ro cao hơn dẫn đến tăng trưởng chậm hơn cũng có thể ảnh hưởng đến một số xếp hạng chủ quyền. Trong trường hợp của Nhật Bản: "Các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tăng tiết kiệm phòng ngừa, dẫn đến chi cho đầu tư và tiêu dùng thấp hơn."
Trong khi đó, trong báo cáo vào thứ 4, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế 6,4% cho khu vực Đông Á và khu vực Thái Bình Dương vào năm 2017. Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh các rủi ro cho viễn cảnh tích cực trên.
Đứng đầu danh sách các nguy cơ địa chính trị là mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, "có thể leo thang thành xung đột vũ trang", phá vỡ lưu thông thương mại và hoạt động kinh tế.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho khu vực Đông Á Thái Bình Dương, Sudhir Shetty, cho biết trong cuộc họp báo vào hôm thứ tư, căng thẳng đang gia tăng có tiềm năng ảnh hưởng đến sự sẵn có và tiếp cận với tài chính bên ngoài.
Ngân hàng Thế giới ít khi đề cập đến căng thẳng địa chính trị trong các bản cập nhật kinh tế. Và đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh trực tiếp mối đe dọa của Triều Tiên, một nguồn tin thân cận với Nikkei cho biết.
"Một số cường quốc đồng loạt yêu cầu các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn Triều Tiên phát triển năng lực hạt nhân bổ sung, bao gồm các hành động quân sự có thể xảy ra", báo cáo cho biết.
Việc "leo thang các tranh chấp này có thể có để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế", đặc biệt khi khu vực này đóng một vai trò trung tâm trong chuỗi cung cấp toàn cầu và chuỗi cung ứng.
Điều này có thể "phá vỡ các luồng thương mại toàn cầu và hoạt động kinh tế", báo cáo cho biết thêm rằng những biến động tiềm năng tại các thị trường toàn cầu "có thể sẽ cản trở triển vọng tăng trưởng của khu vực".
Đối với các nhà đầu tư, những lo ngại đó có thể gây ra những cuộc "tháo chạy về nơi an toàn", điều vốn thường đi kèm với khủng hoảng chính trị và có thể khiến dòng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế khu vực.
Điều đó có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất toàn cầu. Báo cáo cảnh báo rằng các biến động như vậy có thể làm tăng chi phí bảo hiểm chuyến tàu vận chuyển trong khu vực và sự gia tăng giá hàng hóa thế giới.
Bá Ước
Nguồn Nikkei