Thứ Hai | 02/07/2012 20:50

Những vụ vỡ nợ địa phương trong lịch sử nước Mỹ

Theo dữ liệu từ Viện phá sản Mỹ, từ năm 2007 tới 2011, có khoảng 41 thành phố trực thuộc trung ương bị phá sản, trung bình 8 thành phố/năm.
Khi một công ty hoặc cá nhân làm đơn xin phá sản, điều đó có nghĩa họ đang trong tình trạng
phá sản: Không thể thanh toán các khoản nợ, cần có sự bảo hộ của luật pháp để làm giảm hoặc cơ cấu lại nợ. Mặc dù việc tuyên bố phá sản là khá phổ biến đối với những đối tượng này, song các tổ chức công cộng Mỹ như thị trấn, các quận và các cơ quan, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thể nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 9, luật phá sản Mỹ.

Hôm 28/6 vừa qua, thành phố Stockton, bang California, với dân số 290.000 người, trở thành thành phố lớn nhất nước Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản.

Theo giáo sư luật thuộc Đại học Widener, Juliet Moringiello, phá sản hoàn toàn không phải là điểm đến cuối cùng của các thành phố và nó cũng chắc chắn không phải là một sự cứu cánh. Theo bà Juliet Moringiello, khi một thành phố mất khả năng thanh toán, về cơ bản chính quyền thành phố phải thực hiện đàm phán lại các nghĩa vụ của mình. Nếu các bên liên quan không đạt được thỏa thuận, Chương 9 bộ luật phá sản sẽ là lựa chọn cuối cùng.

Theo dữ liệu từ Viện phá sản Mỹ, trong khoảng thời gian từ năm 2007 tới 2011, có khoảng 41 thành phố trực thuộc trung ương bị phá sản, trung bình 8 thành phố/năm. Các chuyên gia dự đoán, các khoản nợ lương hưu cùng những khoản thuế bị trì trệ có thể khiến số lượng các thành phố Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản ngày càng tăng.

Vậy các thành phố Mỹ phá sản như thế nào? Dưới đây là một vài vụ phá sản đáng chú ý nhất của các thành phố và quận trên toàn nước Mỹ trong quá khứ:

Thành phố Central Falls, bang Rhode Island

Năm nộp đơn phá sản: 2011

a

Central Falls, thành phố nhỏ nhất thuộc bang Rhode Island, đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 9 luật phá sản vào tháng 8/2011.

Kinh tế của Central Falls bắt đầu suy giảm kể từ thập niên 1970, với sự suy tàn của các nhà sản xuất dệt may. Từ năm 1997 đến 2000, ít nhất có khoảng 11 nhà máy dệt phải đóng cửa. Bên cạnh sự suy giảm của nền kinh tế, thành phố này còn nợ tới 80 triệu USD tiền lương hưu và trợ cấp y tế cho người nghỉ hưu, nhiều người trong số đó từng là cảnh sát, công chức và lính cứu hỏa.

Trong lúc đó, thành phố lại lâm vào cảnh thiếu tiền trầm trọng, trong đó ngân sách dành cho các khoản phúc lợi xã hội này chỉ vào khoảng 17 triệu USD mỗi năm. Điều này đã đẩy thành phố tới bờ vực phá sản.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu, chính quyền thành phố buộc phải cắt giảm lương hưu, sa thải nhân viên, các khoản trợ cấp thư viện bị cắt bỏ và một trung tâm cộng đồng bị đóng cửa.

Quận Cam, bang California

Năm nộp đơn phá sản: 1994

a

Là một trong những quận có dân số đông nhất và giàu nhất California, Quận Cam là một ví dụ điển hình về việc sự yếu kém trong đầu tư và quản lý đầu tư có thể đánh gục tài chính của chính phủ.

Trung tâm cơn bão phá sản của Quận Cam là cựu Giám đốc tài chính Bob Citron, người quản lý 7,6 tỷ USD đầu tư của quận từ gần 200 cơ quan địa phương, bao gồm trường học, các thành
phố và các quận đặc biệt. Những tổ chức này đã bị mê hoặc bởi mức lãi suất cao cùng những lời hứa hẹn của Citron.

Citron đã sử dụng và sắp đặt vay tiền từ các quỹ để đầu tư vào trái phiếu lãi suất thả nổi ngược, các hợp đồng mua lại và trái phiếu dài hạn lợi suất cao. Theo Viện chính sách công bang California, thu nhập lợi tức của Quận Cam từng lên tới 12%, so với 3% của các quận khác trong bang.

Tuy nhiên, vào thời điểm năm 1994, khi lãi suất tăng lên, các khoản đầu tư từ các quỹ bắt đầu mất giá trị một cách nhanh chóng, các chủ nợ Phố Wall bắt đầu tỏ ra lo ngại về khả năng thanh toán nợ của Quận Cam và từ chối cho quận thực hiện các khoản vay ngắn hạn trị giá 1,2 tỷ USD.

Tâm lý hoang mang nhanh chóng bao trùm các ngân hàng sử dụng tiền gửi làm tài sản thế chấp và những người gửi tiền vào các cơ quan công cộng. Tháng 12/1994, Quận Cam tuyên bố phá sản theo chương 9 luật phá sản nhằm giải quyết những vấn đề về tài chính một cách có trật tự.

Quận Vallejo, bang California

Năm nộp đơn phá sản: 2008

s

Với dân số 116.000 người, thành phố Bay Area của quận Vallejo trở thành thành phố lớn nhất California nộp đơn xin phá sản vào thời điểm năm 2008. Bắt đầu từ năm tài chính 2005-2006, ngân sách thành phố bắt đầu bị thâm hụt. Với chi phí vượt quá doanh thu từ 3 tới 4 triệu USD mỗi năm, quỹ tổng của thành phố chính thức cạn tiền vào tháng 6/2008.

Trong thời gian này, chính quyền báo cáo khoảng 75% ngân sách thành phố được dành cho các khoản bồi thường cá nhân và các quỹ hưu trí. Cuối cùng, thành phố không thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ, thậm chí còn phải gánh thêm 8 triệu USD chi phí pháp lý, và buộc phải nộp đơn xin phá sản.

Mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ khi chính quyền nộp đơn theo chương 9 luật phá sản. Tệ nạn mại dâm và tỷ lệ tội phạm tăng vọt do lực lượng cảnh sát bị cắt giảm tới 40%, trong khi chi phí dành cho các công trình công cộng như thư viện, trạm cứu hỏa đều bị cắt.

Chính quyền quận Vallejo đã áp dụng một số biện pháp khá sáng tạo để cứu vãn thành phố và tạo ra doanh thu. Để bù đắp cho việc thiếu hụt cảnh sát, thành phố đã cho lắp đặt các máy quay công nghệ cao trên toàn thành phố để kịp thời thông báo cho các nhóm cảnh sát ngăn chặn tội phạm. Hội đồng thành phố cũng thỏa thuận với người dân nếu họ chấp nhận tăng thuế thêm 1 penny, thì khoản tiền 950.000 USD dư ra sẽ được sử dụng theo ý muốn của các cử tri.

Quận Jefferson, bang Alabama

Năm nộp đơn phá sản: 2011

s

Ngày 9/11/2011, vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ tính tới thời điểm đó đã xảy ra. Quận Jefferson, với thành phố Birmingham - thành phố lớn nhất bang với dân số 212.237 người, đã lựa chọn nộp đơn xin phá sản sau khi chính quyền quận thất bại trong việc cơ cấu lại hơn 3,1 tỷ USD trái phiếu nước thải.

Trái phiếu nước thải được phát hành sau sự cố năm 1996, khi chính phủ liên bang cáo buộc chính quyền quận làm rò rỉ nước thải vào hệ thống sông của khu vực, đồng thời yêu cầu quận phải nâng cấp hệ thống cống thoát nước.

Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến hệ thống thoát nước của quận không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến sự phá sản. Theo hãng tin AP, tình trạng kinh tế cùng các phán quyết của toàn án và tệ nạn tham nhũng cũng góp phần không nhỏ đẩy Quận Jefferson tới cảnh khốn cùng.

Thị trấn Westfall, bang Pennsylvania

Năm nộp đơn phá sản: 2009

d

Sau khi bị một loạt các vụ kiện làm tê liệt, thị trấn Westfall, bang Pennsylvania buộc phải nộp đơn xin phá sản theo Chương 9 vào đầu năm 2009. Chính quyền thị trấn đã vướng phải vụ tranh chấp thanh toán trị giá 20 triệu USD với một nhà phát triển sau khi tạm dừng một dự án dành cho 1.500 đơn vị dân cư.

Vào thời điểm đó, kinh tế của Westfall trong trạng thái khá tốt, nhưng gánh nặng 20 triệu USD là quá lớn cho thị trấn chỉ có 2.400 dân cư, với doanh thu hàng năm chỉ có 1 triệu USD.

Việc xin phá sản cho phép thị trấn cơ cấu lại khoản nợ ban đầu thành khoản tiền dễ quản lý hơn trị giá 6 triệu USD. Thành phố trả nợ bằng cách tăng thuế tài sản lên 200 USD/năm đối với một hộ gia đình trung bình. Những trường hợp phá sản như Westfall là khá hiếm, do nợ của thị trấn chỉ bắt nguồn từ một vụ tranh chấp duy nhất, thay các khoản nợ đến từ vô số chủ nợ.

Thị trấn Moffett, bang Oklahoma

Năm nộp đơn phá sản: 2007

c

Chỉ một vài tuần sau khi cơ quan lập pháp bang Oklahoma thông qua một dự luật, trong đó bao gồm một điều khoản giúp Moffett phát hành các vé tốc độ dành cho các tài xế đi qua Quốc lộ 64 có chiều dài 4 dặm, thị trấn thuộc quận Sequoyah này đã tuyên bố phá sản.

Việc phát hành vé tốc độ theo báo cáo đã ngốn tới 78% doanh thu của thị trấn, làm tê liệt khả năng trả 200.000 USD nợ của Moffett.

Thành phố Desert Hot Springs, bang California

Năm nộp đơn phá sản: 2003

g

Sự phá sản của Desert Hot Springs bắt đầu từ năm 1990 khi một nhóm các nhà phát triển địa phương lên kế hoạch mua đất và phát triển một khu công viên dành cho nhà di động.

Chính quyền thành phố đã từ chối ký thỏa thuận và các nhà phát triển phát đơn kiện theo Luật Gia cư Công bằng. Sau khi kháng cáo, quyết định cuối cùng của tòa án đã nghiêng về các nhà phát triển và buộc thành phố phải bồi thường 3,1 triệu USD cho những người này vào năm 1995.

Quyết định của tòa án cũng án phí đã làm tê liệt thành phố nhỏ bé này, khiến chính quyền phải nộp đơn xin phá sản vào năm 2003. Vào thời điểm này, những chi phí pháp lý, lãi suất trái phiếu và những vấn đề tài chính đã đẩy khoản nợ của thành phố lên đến 10 triệu USD.

Thị trấn Prichard, bang Alabama

Năm nộp đơn phá sản: 2009

f

Trong thập niên 1960, Prichard là một thị trấn bùng bổ, song sự thu hẹp của tầng lớn trung lưu sau nhiều thập niên đã cướp đi nguồn thuế đáng kể của thị trấn.

Trong nhiều năm qua, thị trấn liên tục cảnh báo về tình trạng thiếu hụt tiền dành cho kế hoạch lương hưu, khiến người dân phải sống trong cảnh "ngàn cân treo sợi tóc". Năm 2009, cảnh báo đó đã trở thành sự thật và các khoản lương hưu hoàn toàn cạn kiệt.

Sau khi ngừng trả lương hưu cho người dân và bị kiện, thị trấn đã xem xét nộp đơn xin phá sản để tránh kiện tụng. Tháng 10/2009, chính quyền thị trấn chính thực đệ đơn xin phá sản theo chương 9 luật phá sản. Đây cũng là lần thứ hai thị trấn này tuyên bố phả sản, lần đầu tiên cách đó một thập kỷ, vào năm 1999.

Nguồn CNBC/DVT


Sự kiện