Những trụ cột sức mạnh của nước Nga đang lung lay
Lập trường cứng rắn và thái độ tháchthức phương Tây của Tổng thống Nga Vladimir Putin không khỏi khiến ít người tòmò về sức mạnh kinh tế, quân sự của Nga. Nhưng chừng nào kinh tế Nga còn chưathoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu và khí đốt, thì sức mạnh Nga chỉ là ảo.
Chắc chắn rằng ngài Tổng thống đã vàđang cố gắng hết sức để xây dựng vị thế của Nga trên thế giới. Mới đây nhất,ông đã dành đến hơn 50 tỷ đôla vào Thế vận hội mùa đông ở Sochi với tham vọngbiến một khu vực phức tạp về tôn giáo, xung đột sắc tộc vào loại bậc nhất thếgiới trở thành một khu du lịch, trượt tuyết hàng đầu thế giới và đồng thời đểkhẳng định vị thế và tham vọng của Nga.
Trên thực tế, sức mạnh của Nga trongdài hạn chưa có dấu hiệu cho thấy một sự trỗi dậy vượt bậc nếu không muốn nóiđến việc đi xuống, và trong ngắn hạn, vẫn chưa thấy có yếu tố nào thay thế đủđể bù đắp lại cho sự đi xuống này.
Cho đến nay, sức mạnh của Nga nằm ở4 yếu tố: dân số, năng lượng, vũ khí và địa lý. 3 trong 4 yếu tố này đang suyyếu.
Dân số: Dân số đông là trụ cột thứ nhất mang lại sức mạnh của kinhtế Nga.
Dân số Nga hiện vẫn ở mức cao,khoảng 143 triệu người tính đến cuối năm 2013, nhưng trên thực tế, giới chuyêngia đều đồng loạt đưa ra dự báo suy giảm đáng kể của dân số Nga trong trung vàdài hạn. Cụ thể, đến năm 2020, dân số Nga có thể chỉ còn 139,3 triệu người vàsẽ tiếp tục giảm xuống còn khoảng 131 triệu người vào năm 2035. Và đến năm2040, dân số Nga sẽ xuống dưới mức 130 triệu, tức là thấp hơn đến 10% so vớihiện tại.
Trong khi đó, dân số Trung Quốc, ẤnĐộ và phần lớn các nước thuộc Thế giới thứ Ba đang tăng nhanh chóng. Mức tăngtrưởng về dân số của Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian trên ước tính khôngdưới 3% còn con số này tại Ấn Độ ấn tượng hơn, lên đến 25%. Trừ khi chính phủNga có thể thay đổi thành công chính sách dân số trong dài hạn, nếu không dânsố sẽ không còn là “điểm cộng” lớn cho sức mạnh của Nga nữa.
Năng lượng: Dự trữ năng lượng mang lại cho Nga lợi thế sức mạnh màkhông phải nhiều nước trên thế giới có được. Thập kỷ 1970, giá dầu tăng caochóng mặt, cú sốc dầu mỏ năm 1973 mang đến trợ lực quan trọng củng cố sức mạnhNga khắp thế giới. Thế nhưng trong thập niên 1980 trở lại đây, giá dầu diễnbiến trong xu thế nhìn chung ổn định, sức mạnh Nga vì thế cũng ảnh hưởng và từcuối thập kỷ đã suy yếu dần.
Đã có khoảng thời gian khá dài,nhiều người đã dần lãng quên đi sức mạnh và vị thế của Nga. Nước Nga mới chỉbắt đầu được quan tâm trở lại khi ông Putin chiến thắng và trở thành Tổng thốngnăm 2000. Phương Tây quan tâm đến ông tất nhiên vì ông trở thành lãnh đạo mớicủa Nga, nhưng quan trọng hơn ông khẳng định chính sách định hướng thân phươngTây của mình sẽ giúp đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế Nga mà không tác động xấuđến sức mạnh chính trị và quân sự của Nga.
Trên thực tế, tăng trưởng kinh tếNga mà ông Putin có được từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 1 cho đến nhiệm kỳ thứ 3hiện nay chủ yếu đến từ việc giá dầu từ năm 2000 đến nay tăng đến gần 4 lần.Giống nhiều người tiền nhiệm, ông không đầu tư hiệu quả lợi nhuận khổng lồ thuđược nhờ bán dầu, trái lại, nguồn thu của Nga phụ thuộc ngày một nhiều hơn vàohoạt động này. Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu dầu, khí đốt và khoáng sản trongtổng doanh thu thu về từ xuất khẩu của Nga hiện cao hơn rất nhiều so với cáchđây 15 năm. Số liệu từ EBR cho thấy tính đến cuối năm 2012, dầu và khí đốt manglại 70% doanh thu xuất khẩu của Nga. Một nửa ngân sách Nga có được nhờ bán dầuvà khí đốt.
Phụ thuộc quá nhiều vào dầu, khí đốtchính là điểm yếu lớn nhất của kinh tế Nga. Nó khiến Nga phụ thuộc quá nhiềuvào biến động giá dầu trên thế giới, mà Nga không đủ sức mạnh để quyết định tấtcả các yếu tố tác động đến giá dầu. Khi giá dầu lên cao giả tạo, người ta tưởngnhư thấy sức mạnh kinh tế Nga to lớn, nhưng khi giá dầu xuống, mọi chuyện trởlại như cũ. Không ít tổ chức dự báo giá dầu sẽ trong xu thế hạ những năm tớikhi phương Tây áp dụng công nghệ tiết kiệm nhiên liệu trong sản xuất, kinh tếcác nước như Trung Quốc, Nhật và nhiều nước châu Á khác tăng trưởng kém đi vànguồn cung cải thiện. Nga sẽ không thể trông đợi vào dầu để củng cố sức mạnhnhư khoảng thời gian hơn 1 thập niên vừa qua nữa.
Vũ khí: Từ khi nắm quyền, Tổng thống Putin đã sử dụng hoạt động bánvũ khí như một công cụ quan trọng để gây ảnh hưởng lên thế giới. Công nghệ vũkhí của Nga dù sao cũng đủ để đảm bảo mục tiêu giữ vững an ninh, chủ quyền củanhiều nước trên thế giới. Ít nhất tại những nước bạn hàng mua vũ khí của Nga,Nga có ảnh hưởng nhất định.
Đáng tiếc, sức mạnh này cũng sẽ đixuống trong những năm tới. Cần xét đến 2 xu thế mới trên thị trường vũ khí hiệnnay. Những nước có sức mạnh trung bình như Kazakhstan (cuối 2011 GDP ước khoảng198 tỷ đôla Mỹ, dân số 16,9 triệu người) cũng đang chạy đua phát triển hạ tầngvà mua công nghệ sản xuất vũ khí để tự sản xuất cho mình và ganh đua với nhữngnước lớn như Anh, Mỹ ở các thị trường vũ khí chiến lược.
Hiện nay, ở châu Á, nơi hoạtđộng buôn bán vũ khi sôi động nhất thế giới, người ta có thể thấy Isarel hayNam Phi cũng đang cố gắng giành các hợp đồng vũ khí với Nga, Pháp, Anh, Mỹ. Nhưvậy, thị phần để bán vũ khí và nâng tầm ảnh hưởng của Nga sẽ đi xuống. Ngoài racũng cần phải tính đến yếu tố không ít nước đang có kế hoạch giảm bớt ngân sáchquốc phòng.
Địa lý: Sức mạnh cuối cùng của Nga đến từ vị trí địa lý. Giá bấtđộng sản của Nga tăng nhanh nhờ việc thế giới đang quan tâm nhiều hơn đến châuÁ và việc cực Bắc đang ấm dần. Thế nhưng riêng yếu tố này quá yếu để giúp choNga luôn giữ được vị thế và sức mạnh như trước đây.
Nguồn Dân Việt