.The Guardian

 
Bá Ước Thứ Sáu | 27/04/2018 16:48

Những trở ngại khi thống nhất hai miền Triều Tiên

Cần tới 2,8 ngàn tỷ USD để giúp đưa GDP của Triều Tiên lên mức bằng 2/3 GDP của Hàn Quốc.

→Moon Jae In: Người đưa Donald Trump và Kim Jong Un trở lại đàm phán

→Kim Jong-un hạ nhiệt chạy đua hạt nhân: 3 giả thuyết quan trọng

Bất chấp nhiều năm leo thang thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa, triển vọng cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên đang trở nên sáng sửa hơn bất cứ lúc nào kể từ khi lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011. Vị lãnh đạo 34 tuổi này đã đồng ý gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in vào ngày 27.4 và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong vài tuần tới để thảo luận về việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ông Kim Jong Un đã cam kết chấm dứt các thử nghiệm vũ khí và đồng ý tháo dỡ địa điểm thử nghiệm hạt nhân Punggye-ri. Đáp lại, Hàn Quốc đã ngừng các hoạt đông tuyên truyền vượt qua khu phi quân sự (DMZ), vốn là nơi phân định ranh giới giữa 2 nước kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-53.

Nhung tro ngai khi thong nhat hai mien Trieu Tien
 
Nhung tro ngai khi thong nhat hai mien Trieu Tien
 

Ông Moon Jae-in cũng cho biết rằng ông có thể đệ trình một tuyên bố chính thức về hòa bình với Triều Tiên (hai nước trên lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, vì họ mới chỉ ký một hiệp ước đình chiến) tại Đại hội đồng LHQ. Seoul đã đưa ra những nhượng bộ kinh tế và chính trị nếu Bình Nhưỡng cho phép thanh tra các cơ sở hạt nhân và quân sự của mình.

Nhưng trong khi các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên xuất hiện đầy thiện chí trên ống kính truyền hình thì việc bàn về kế hoạch thống nhất Triều Tiên có vẻ còn quá sớm. Dưới đây là năm trở ngại chính cần phải vượt qua.

Chính trị

Do ưu tiên của ông Kim là bảo vệ chế độ của mình, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ không đồng ý với việc thống nhất quốc gia với các điều khoản phương hại tới vị thế lãnh đạo tối cao của ông. Và Hàn Quốc cũng có nhưng khác biệt khó san lấp về ý thức hệ. Một lựa chọn có thể là “một quốc gia, hai hệ thống”, tương tự như cách Trung Quốc và Hồng Kông.

Vấn đề về kinh tế

Ngay khi bỏ qua những cạm bẫy chính trị đáng kể, hai bên cũng khó có thể san lấp những vấn đề về kinh tế. Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, GDP của Triều Tiên năm 2016 ở mức 28,5  tỷ USD, chỉ bằng hơn 2% GDP của Hàn Quốc  (1.411 tỷ USD) -  nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, tự hào với một số công ty kỹ thuật và công nghệ hàng đầu. Như vậy, việc sáp nhập hai nền kinh tế tạo ra nhiều khó khăn hơn khi Đông và Tây Đức thống nhất vào năm 1990.

Khoảng cách kinh tế giữa hai miền Triều Tiên ngày nay lớn hơn nhiều so với khoảng cách giữa Đông Đức và Tây Đức khi bức tường Berlin sụp đổ. Khoảng cách đó thậm chí sẽ còn rộng hơn nếu Triều Tiên bị siết trừng phạt và xảy ra hạn hán ở nước này.

Một báo cáo của Văn phòng Ngân sách thuộc Quốc hội Mỹ vào năm 2015 ước tính rằng trong một kịch bản hòa bình mà ở đó Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên trước khi hai miền thống nhất vào năm 2026, thì phải cần tới 2,8 nghìn tỷ USD để giúp đưa GDP của Triều Tiên lên mức bằng 2/3 GDP của Hàn Quốc. Con số này lớn gấp 8 lần ngân sách năm 2017 của Hàn Quốc.

Nhung tro ngai khi thong nhat hai mien Trieu Tien
 

Đó là lý do tại sao kế hoạch thống nhất của Hàn Quốc có tiến triển rất chậm trong vài thập kỷ, khi đó các ưu đãi về kinh tế dần dần sẽ nâng mức sống của Triều Tiên lên ngang bằng với Hàn Quốc để đạt được sự đồng nhất hoàn toàn. Tuy nhiên, khi mà người Hàn Quốc vật lộn với tăng trưởng chậm chạp, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên lên cao kỷ lục và dân số già hóa, thì đề xuất kể trên khó lòng được thực hiện.

Tuy nhiên, Triều Tiên cũng sẽ phải chịu nhiều bất lợi. Theo Andrei Lankov, một người Nga từng học tại Bình Nhưỡng vào năm 1995 trong một chương trình trao đổi, sự thèm khát nguyên liệu của các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ khiến các nguồn tài nguyên của Triều Tiên bị đe dọa.

Theo một dự báo từ phía Hàn Quốc do Quartz công bố, hiện chưa có báo cáo chính thức về mức độ giàu có nguồn khoáng sản của Triều Tiên, nhưng ước tính sơ bộ từ đầu thập niên này cho thấy, mỏ đá, quặng sắt, kẽm, đồng, vàng, bạc, magie, graphite… mà Triều Tiên đang sở hữu có giá trị từ 6.000 đến 10.000 tỉ USD. Nếu 2 miền Triều Tiên thống nhất, nền kinh tế của họ có thể gia tăng sản lượng công nghiệp nhờ trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên.

Xã hội

Hàn Quốc là một trong những môi trường có nhịp độ nhanh nhất, cạnh tranh nhất trên thế giới. Đó là nơi K-Pop và Cosplay xuất hiện, tự hào có các phòng để giảm căng thẳng, giận dữ, trò chơi video 24 giờ …

Nhưng văn hóa K-Wave cũng tồn tại một lượng lớn các bệnh xã hội. Người Hàn có số giờ làm việc dài nhất trong các quốc gia phát triển, khi những đứa trẻ thậm chí phải đi học 16 giờ/ngày để có thể vào được một trong ba trường đại học hàng đầu Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng có tỷ lệ người phẫu thuật thẩm mỹ và tự tử tuổi teen thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Sự tương phản lối sống cá nhân và lối sống tập thể Triều Tiên là không thể rõ ràng hơn. Trong khi tất cả những người đàn ông Hàn Quốc phải dành hai năm phục vụ quân ngũ, thì với nam giới Triều Tiên là 10 năm.

Những người đào thoát khỏi Triều Tiên thường xuyên gặp khó khăn trong việc hòa đồng, bị trầm cảm, không tìm được việc làm, và đôi khi thậm chí là muốn quay trở lại Triều Tiên. Người dân Triều Tiên cần một chương trình hành động lớn để cung cấp những kỹ năng và cơ hội cần thiết để cạnh tranh với các đồng nghiệp Hàn Quốc. Nhưng những điều này có thể tạo ra oán giận và bất ổn xã hội

Quân đội

Triều Tiên được cho là có quân đội thường trực lên tới 1,1 triệu quân cùng với 7,7 triệu quân dự bị. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Bình Nhưỡng nói rằng họ có hơn 1.300 máy bay, 300 máy bay trực thăng, 250 tàu đổ bộ, 430 tàu chiến, 4.300 xe tăng, 2.500 xe bọc thép, 70 tàu ngầm và 5.500 bệ phóng nhiều tên lửa. Chưa hết, chúng ta còn quên rằng họ có tới 60 quả bom hạt nhân, một loạt các tên lửa tầm ngắn và liên lục địa, và kho dự trữ 2.500 - 5.000 tấn vũ khí hóa học.

Việc ngăn chặn thất thoát hay vô hiệu hóa kho vũ khí này sẽ là ưu tiên của một nước Triều Tiên thống nhất. Thật không may, thế giới biết rất ít về vị trí của kho vũ khí của Triều Tiên hoặc các chuỗi lệnh kiểm soát chúng. Nhưng có lẽ đáng lo ngại nhất là tất cả các nhà khoa học hạt nhân và tên lửa có lẽ sẽ phát tán kỹ năng của mình – và tệ hơn cả là hướng tới các nhóm tội phạm hoặc khủng bố.

Địa chính trị

Thế cục an ninh của Đông Á được cân bằng một cách tinh tế, với Hàn Quốc và Nhật Bản là các đồng minh quan trọng của Mỹ, và Triều Tiên được Trung Quốc và Nga hậu thuẫn. Mối đe dọa từ Triều Tiên là một lý do lớn khiến Mỹ duy trì khoảng 40.000 quân ở Nhật và 28.500 ở Hàn Quốc. Việc Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên bắt nguồn từ những lo ngại của nước này với viễn cảnh bán đảo Triều Tiên thống nhất, có liên quan đến việc Mỵ có thể đưa quân đội Mỹ tiến sát đến biên giới Đại lục.

Thống nhất - hoặc thậm chí một hiệp ước hòa bình chính thức giữa Hàn Quốc và Triều Tiên - sẽ làm suy yếu lập luận của Washington về sự hiện diện quân sự liên tục của nó. Christopher Green, một nhà nghiên cứu cấp cao của Bán đảo Triều Tiên cho International Crisis Group nói: “Sẽ có những câu hỏi như là: tại sao quân đội Mỹ vẫn còn ở đây nếu chúng ta có chế độ hòa bình ở Triều Tiên? Vì vậy, nó chắc chắn sẽ tạo ra bất ổn về chính trị cho Hàn Quốc."

Nhung tro ngai khi thong nhat hai mien Trieu Tien
 

Tuyên bố Panmunjom: Sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên 

Bloomberg đưa tin chiều 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã bắt tay sau khi ký tuyên bố chung.

Theo Tuyên bố Panmunjom, sẽ không còn chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên và một kỷ nguyên hòa bình mới đã được mở ra.

Trước đó vào sáng 27/4, trong gần 100 phút thảo luận tại Nhà Hòa bình ở phía Nam khu phi quân sự (DMZ), lãnh đạo hai miền Triều Tiên đã cam kết nỗ lực để đạt tiến triển trong đàm phán.

Trong tuyên bố kết thúc cuộc thảo luận sáng cùng ngày, Tổng thống Moon Jae-in đã bày tỏ hy vọng rằng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đang diễn ra sẽ là một món quà lớn cho toàn thể người dân trên Bán đảo Triều Tiên cũng như thế giới, sau khi hai bên tiến hành cuộc thảo luận mang tính xây dựng.