Nguồn ảnh: FT

 
Thứ Sáu | 23/08/2019 13:14

Những tín hiệu ảm đạm từ kinh tế Eurozone

Tỷ lệ việc làm mới của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng Tám giảm so với tháng trước, xuống mức thấp nhất trong hơn ba 3 năm.

Theo hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, hoạt động kinh doanh trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tăng nhẹ trong tháng Tám, nhưng sản lượng của ngành chế tạo giảm và lượng việc làm mới vẫn thấp.

Theo hãng IHS Markit, Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) tổng hợp (thước đo chính của niềm tin doanh nghiệp) của Eurozone trong tháng Tám tăng lên 51,8 (điểm) từ mức thấp của ba tháng là 51,5 (điểm) trong tháng Bảy.

Chuyên gia Andrew Harker từ IHS Markit cho biết đà tăng trưởng ổn định của lĩnh vực dịch vụ đã thúc đẩy nền kinh tế Eurozone tăng trưởng, trong lúc lĩnh vực sản xuất chế tạo ghi nhận tăng trưởng giảm.

Trong khi đó, tỷ lệ việc làm mới của Eurozone trong tháng Tám giảm so với tháng trước đó, xuống mức thấp nhất trong hơn ba 3 năm.

Nền kinh tế đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU) là Đức chứng kiến số lượng đơn đặt hàng giảm nhiều nhất trong vòng 6 năm qua.

Nhung tin hieu am dam tu kinh te Eurozone
Các kỹ sư tại một nhà máy ở Đức. Nguồn: Getty Images

Khảo sát của IHS Markit còn cho thấy lần đầu tiên trong 5 năm qua giới doanh nghiệp Đức bi quan về các hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Các thông tin khảo sát kinh tế ảm đạm trên được đưa ra chỉ hai ngày trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Pháp, nơi Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron cho rằng các nhà lãnh đạo, bao gồm cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, nên thảo luận về các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng trong, bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Trước đó, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã chậm lại còn 0,2% trong quý II/2019, sau khi ghi nhận mức tăng 0,4% trong quý I/2019.

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa nếu Mỹ áp mức thuế mới

Thương chiến với EU, kinh tế Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn tranh chấp với Trung Quốc

Nguồn TTXVN/IHS Markit