Chủ Nhật | 13/04/2014 16:12

Những thương vụ sáp nhập ngân hàng đình đám nhất thế giới

Xu hướng sáp nhập hay mua lại (M&A) trở nên phổ biến khi các ngân hàng toàn cầu muốn tìm chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi, giá cả ít biến động tạo nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, làn sóng sáp nhập hay mua lại (M&A) càng trở nên rầm rộ. Ngành tài chính, ngân hàng không nằm ngoài xu hướng này. Nhiều thương vụ trước kia đã làm nên tên tuổi của nhiều định chế tài chính thế giới.

Dưới đây là những thương vụ được coi là đình đám nhất trong ngành tài chính, ngân hàng toàn cầu.

1. Thương vụ sáp nhập ABN Amro (Hà Lan) và Barclays (Anh) trị giá 91 tỷ USD

g

Đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn chưa từng thấy trong lịch sử ngành ngân hàng châu Âu nói riêng và trong ngành công nghiệp tài chính toàn cầu nói chung.

Theo thoả thuận sáp nhập này, tập đoàn mới có tên gọi Barclays có trụ sở chính tại Amsterdam (Hà Lan). Ngân hàng này có khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu với ban điều hành mới gồm 10 thành viên từ Barclays và 9 thành viên từ ABN Amro.

Thương vụ sáp nhập tạo ra một trong những tập đoàn ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo số vốn thị trường. Ngân hàng ABN Amro còn tiếp tục sáp nhập với Liên minh Ngân hàng Hoàng gia Scotland RBS, Stantander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan. Thương vụ này có tổng giá trị 101 tỷ USD.

2. Bank America Corp sáp nhập NationsBank với giá 64 tỷ USD

d

Năm 1988, thương vụ mua lại ngân hàng Bank America Corp của NationsBank đã trở thành vụ sáp nhập ngân hàng lớn nhất trong lịch sử tính tới thời điểm đó. Về mặt kỹ thuật, đây là việc tập đoàn BankAmerica bị mua lại bởi NationsBank, tuy nhiên thương vụ này được thực hiện dưới hình thức sáp nhập và sau đó NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America (BoA).

Tổng tài sản ngân hàng sau sáp nhập lên tới 570 tỷ USD, với 4.200 chi nhánh tại 22 bang của nước Mỹ. BoA trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ tính theo vốn hóa thị trường.

Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua bán sáp nhập lớn trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3,3 tỷ USD, mua ABN Amro khu vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD đều trong năm 2007, nâng tổng tài sản của BoA lên 1.700 tỷ USD.

3. Bank of America mua lại Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD

x

Cuộc sáp nhập này đã cho ra đời tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới. Theo đó, Bank of America đã trở thành ngân hàng thương mại lớn nhất tại Mỹ tính theo lượng tiền gửi và lượng vốn hóa thị trường và là ngân hàng thành viên thuộc tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC). Qua đây, Bank of America thu tới 90% lợi nhuận từ thị trường nội địa nước Mỹ.

4. Chase Manhattan mua lại JP Morgan với 36 tỷ USD

x

Tháng 9/2000, Ngân hàng Chase Manhattan (Mỹ) mua lại JP Morgan và đổi tên thành JP Morgan Chase & Co. Sau sáp nhập, tài sản của ngân hàng hợp nhất lên tới 2.000 tỷ USD, trở thành định chế tài chính lớn nhất tại Mỹ tính theo giá trị thị trường và cũng là quỹ đầu tư lớn thứ 2 của nước này.

Giữa năm 2004, J.P. Morgan Chase & Co. đã đồng ý mua lại Bank One Corp, ngân hàng lớn thứ sáu của Mỹ, với giá 58 triệu USD. Thông qua vụ sáp nhập, Morgan Chase nắm giữ được mảng kinh doanh thẻ tín dụng hùng mạnh của Bank One Corp, hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất thế giới.
5. Wells-Fargo mua lại ngân hàng Wachovia với giá 15,1 tỷ USD

s

Sau khi vượt qua được đối thủ Citigroup trong thương vụ cạnh tranh mua lại Wachovia, Wells Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America. Theo đó, ngân hàng này sẽ có tài sản 1.420 tỷ USD và trở thành ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ.
6. Mitsubishi Tokyo Financial Group sáp nhập UFJ Holding

s

Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 01/10/2005, Mitsubishi UFJ Financial Group hiện nay đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính hùng mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1.770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng, vượt qua ngân hàng Citigroup của Mỹ về giá trị tài sản.

Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian nợ nần chồng chất.

Nguồn Gafin/Tổng hợp


Sự kiện