Thái Bình Thứ Hai | 03/12/2018 17:27

Những thay đổi trong ngành nông nghiệp toàn cầu 10 năm tới

Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ tiêu thụ nhiều bơ và sữa hơn, sở thích ăn đồ ngọt của người châu Phi sẽ thể hiện rõ nét hơn.

Xu hướng ngũ cốc, giảm thịt

Trong 10 năm tới, Ấn Độ sẽ tiêu thụ nhiều bơ và sữa hơn, sở thích ăn đồ ngọt của người châu Phi sẽ thể hiện rõ nét hơn, nhưng nhu cầu thịt heo của Trung Quốc lại đang trên đà giảm xuống.

Theo một dự báo mới đây của Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong mười năm tới, Ấn Độ sẽ tiêu thụ nhiều bơ và sữa hơn, sở thích ăn đồ ngọt của người châu Phi sẽ thể hiện rõ nét hơn, nhưng nhu cầu thịt heo của Trung Quốc lại đang trên đà giảm xuống. 

Mỗi một xu hướng này sẽ định hình các dòng thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp trên toàn cầu và buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh chuỗi thực phẩm của mình để đáp ứng những xu hướng chuyển dịch trong nhu cầu. 

Nhu cầu đối với các mặt hàng nông nghiệp từ ngũ cốc đến thịt đã bùng nổ kể từ đầu thế kỷ này, thời kỳ gần như cùng lúc với sự thâm nhập toàn diện của Trung Quốc vào các thị trường toàn cầu.

Cùng với những gián đoạn trong nguồn cung, điều này đã góp phần đẩy áp lực lạm phát từ giá thực phẩm lên mức cao kỷ lục trong năm 2011.

Trong bối cảnh Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác trở nên giàu có hơn và bị chi phối bởi làn sóng di dân ra thành thị, các quốc gia này tăng chi tiêu vào các mặt hàng thịt lợn, thịt gà và cá, dẫn đến sự bùng nổ trong doanh số các mặt hàng đậu tương, ngô và các loại ngũ cốc khác dùng làm thức ăn chăn nuôi. 

Cùng với chính sách khuyến khích sản xuất nhiên liệu sinh học từ ngô, mía và các loại cây trồng khác, sự bùng nổ về thực phẩm đầu thế kỷ XXI đã làm giàu cho những “người chơi” trong bối cảnh lĩnh vực nông nghiệp được toàn cầu hóa. Nhưng sau gần 20 năm, động lực này đang dần suy giảm.

Mức tăng trong nhu cầu đối với thịt và cá đang giảm xuống khi Trung Quốc đang già hóa và kinh tế tăng trưởng chậm lại, theo OECD và Liên Hiệp Quốc. 

Nhung thay doi trong nganh nong nghiep toan cau 10 nam toi
 

Có thể sẽ quay lại thực phẩm chế biến

Trong khi các nước phát triển quan ngại về sức khỏe từ các chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến, thì các nước châu Phi, trong đó nhiều nước vừa thoát khỏi các tỷ lệ đói nghèo cao, được dự đoán sẽ “hoan nghênh” các loại thực phẩm này.

Tốc độ tăng trưởng doanh số đường và dầu thực vật ở châu Phi sẽ vượt xa ở các quốc gia giàu hơn. Thế nhưng, nhu cầu về thịt ở châu Phi lại là một câu chuyện khác so với những gì đã từng diễn ra ở Trung Quốc trước đây.

Đó là vì thu nhập ở “lục địa đen” sẽ không tăng nhanh như ở Trung Quốc trước đó. Trên thực tế, theo báo cáo của OECD và LHQ, lượng thịt, các sản phẩm từ sữa và cá tiêu thụ đầu người ở khu vực châu Phi cận Sahara thậm chí sẽ còn giảm xuống. 

Bên cạnh đó, trong số các khu vực trên thế giới thì Ấn Độ dường như có tiềm năng phát triển giống Trung Quốc nhất. Ấn Độ được dự đoán sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2050.

Nhung thay doi trong nganh nong nghiep toan cau 10 nam toi
Từ nay đến năm 2026, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của Ấn Độ có thể tăng hơn 1/3.

Thế nhưng, ở một đất nước mà tôn giáo chính lại khuyến khích việc ăn chay như Ấn Độ thì tiêu thụ động vật sẽ không tăng nhanh, mà sự tăng trưởng của Ấn Độ thay vào đó sẽ là một “cú huých” đối với các nhà sản xuất các sản phẩm từ sữa. Từ nay đến năm 2026, tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của Ấn Độ có thể tăng hơn 1/3. 

Thập niên ảm đạm với đà tăng giảm tốc này có thể có lợi cho người tiêu dùng trên toàn thế giới, khi giá thực phẩm sẽ nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng đây không phải là tin vui đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và họ phải lĩnh hội được quan điểm rằng nhân tố Trung Quốc và ethanol là những động lực thúc đẩy nhu cầu chỉ một lần duy nhất mà thôi.

Ở các nước giàu hơn như Mỹ và các thị trường đã bão hòa hơn như Trung Quốc, các doanh nghiệp có thể cần phải cạnh tranh nhiều hơn về chất lượng, trong khi yếu tố số lượng vẫn có nhiều cơ hội tại Ấn Độ và châu Phi.

Với những động lực mới và xu hướng dịch chuyển trong nhu cầu ăn uống, người thắng sẽ là người thích nghi tốt nhất với những điều kiện mới này. 
 

Nguồn Reuter