Thứ Tư | 19/06/2013 10:27
Những thăng trầm của chính sách “Abenomics”
Chính sách kích thích kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics) bước đầu đã giúp phục hồi kinh tế nhưng cũng gặp phải nhiều trở ngại.
Nhờ chính sách “Abenomics” của thủ tướng Shinzo Abe mà trong quý I/2013, tỷ tệ tăng trưởng GDP của Nhật đạt 0,9%, mức tăng trưởng cao nhất của Nhật Bản trong vòng một năm qua. Quý I cũng là giai đoạn mà chính quyền Abe đã đưa ra những chủ đề ưu tiên nhằm khôi phục lại nền kinh tế Nhật Bản. Trong giai đoạn này đồng yên giảm, giá cổ phiếu tăng đã gây ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế nước này. Sau nhiều năm trì trệ, giờ đây nền kinh tế Nhật Bản thật sự đã hồi sinh.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế
Trong chính sách của mình, Thủ tướng Abe tập trung sức lực vào việc cải cách kinh tế.
Kế hoạch cải cách kinh tế của ông Shinzo Abe bao gồm 3 bước, đó là, thực hiện gói kích thích tài chính lớn, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu. Đồng thời, ông Abe cũng mạnh bạo khi bổ nhiệm thống đốc Ngân hàng Trung ương mới là ông Haruhiko Kuroda. Ông Haruhiko Kuroda là người có kinh nghiệm trong ngành tài chính, đã từng là Chủ tịch ADB. Đây có thể coi là bước đi khôn ngoan của ông Abe, với hy vọng tạo ra cho việc cơ cấu lại nền tài chính theo hướng bền vững.
Tại Nhật Bản, mức tiêu dùng cá nhân chiếm tới 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), do vậy, mức tiêu thụ cá nhân tăng 0,9% ở quý I và có khả năng tăng tiếp tục trong quý II là một dấu hiệu đáng mừng. Cụ thể số lượng xe ô tô, nhà chung cư cao cấp bán ra liên tục tăng.
Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu sau một thời gian dài ở mức tăng trưởng âm, nay đã đạt tăng trưởng dương ở mức 3,8%. Yên giảm cũng là nguyên nhân chính làm cho hoạt động xuất khẩu ô tô sang Mỹ tăng trở lại trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ cũng đang dần hồi phục.
Mặt khác, hoạt động đầu tư vào nhà ở tăng 1,9%, đầu tư vào lĩnh vực công cộng tăng 0,8%. Theo các nhà phân tích kinh tế Nhật Bản, số liệu trên cho thấy nhu cầu tăng trước khi thuế tiêu dùng dự định tăng vào tháng 4/2014.
Với những thành quả đó, tại Hội nghị G8 được tổ chức tại Bắc Ireland của Anh, chính sách “Abenomics” của đã được đánh giá cao.
Thủ tướng Italia Letta trong buổi hội đàm riêng với Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ sự quan tâm tới chính sách “Abenomics” và mong muốn được tham khảo chính sách này trong việc cơ cấu lại kinh tế của Italy.
Thúc đẩy làn sóng đầu tư mới sang thị trường Châu Á
Chuyên gia kinh tế John Waz phụ trách thị trường châu Á của Tập đoàn Citigroup của Mỹ đưa ra nhận xét: “Vào thời điểm này tính lưu động của hệ thống tài chính Nhật Bản đang hướng vào thị trường trong nước, vào việc cổ phần hóa. Trên thực tế, nếu mục tiêu lạm phát ở mức 2% đạt được thì việc bắt đầu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ có một làn sóng mới”.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài thị trường trong nước có khả năng sẽ tập trung vào thị trường chứng khoán của châu Á- thị trường dự đoán có khả năng đạt tăng trưởng cao nhất thế giới, mang lại nguồn lợi béo bở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Ngân hàng Nhật Bản đang cho một loạt các nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Indonesia vay tiền với lãi suất thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, việc mở rộng sang thị trường châu Á, không phải là một kế hoạch mới mẻ, nhưng nó chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường châu Á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản vốn lâu nay vẫn coi trọng thị trường này.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và khuynh hướng hạ thấp lãi suất của Ngân hàng các nước châu Á với mục đích giảm tỷ lệ lạm phát cũng trở thành bài toán cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Đương đầu với khó khăn mới
Bước sang quý II, đặc biệt là những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6, chính sách “Abenomics” đã “nếm” những khó khăn đầu tiên khi thị trường chứng khoán Tokyo liên tục giảm điểm. Ban đầu chỉ giảm 3,72%, tiếp những ngày sau giảm tới 7,32%, tạo ra sự “hỗn loạn” trên thị trường chứng khoán.
Không chỉ có Tokyo mà ngay sau đó thị trường chứng khoán của Washington và Bắc Kinh cũng bị ảnh hưởng do đồng Yen liên tục tăng. Trong khi đó, công bố của chính chính phủ Nhật Bản cho thấy, đầu tư cho ngành sản xuất thiết bị trong tháng 5 giảm 3,9%, số xe ô tô được bán ra là 367.648 chiếc giảm 6,9% so với năm ngoái.
Không chỉ ở lĩnh vực sản xuất, trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6 mức tiêu thụ cá nhân tiếp tục giảm. Do vậy, đã có những “xì xèo” về tính bền vững của chính sách “Abenomics”.
Không chỉ dư luận trong nước, mà còn có cả dự luận ngoài nước lo ngại về chính sách “Abenomics” sẽ có những ảnh hưởng nào đó tới các nước trên thế giới. Chính sách này cuối cùng có thành công hay không thành công còn quá sớm đề kết luận. Do vậy, Hàn Quốc đã tỏ ý lo ngại về chính sách này. Trong trường hợp chính sách này bị thất bại thì đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc sẽ giảm, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ bị phá vỡ, có khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc.
Một chuyên gia kinh tế của Mỹ phân tích rằng: “Chính sách “Abenomics” có hai mặt. Nếu chính sách được thực hiện thành công thì các công ty của Nhật sẽ làm cho lực cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc giảm, cũng là mối lo ngại của Hàn Quốc. Nếu chính sách thực hiện không thành công cũng sẽ ảnh hưởng tới Hàn Quốc. Còn nếu chính sách thực hiện thành công một nửa cũng không thể nói là có lợi cho Hàn Quốc”.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế
Trong chính sách của mình, Thủ tướng Abe tập trung sức lực vào việc cải cách kinh tế.
Kế hoạch cải cách kinh tế của ông Shinzo Abe bao gồm 3 bước, đó là, thực hiện gói kích thích tài chính lớn, tăng chi tiêu chính phủ và cải cách cơ cấu. Đồng thời, ông Abe cũng mạnh bạo khi bổ nhiệm thống đốc Ngân hàng Trung ương mới là ông Haruhiko Kuroda. Ông Haruhiko Kuroda là người có kinh nghiệm trong ngành tài chính, đã từng là Chủ tịch ADB. Đây có thể coi là bước đi khôn ngoan của ông Abe, với hy vọng tạo ra cho việc cơ cấu lại nền tài chính theo hướng bền vững.
Tại Nhật Bản, mức tiêu dùng cá nhân chiếm tới 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), do vậy, mức tiêu thụ cá nhân tăng 0,9% ở quý I và có khả năng tăng tiếp tục trong quý II là một dấu hiệu đáng mừng. Cụ thể số lượng xe ô tô, nhà chung cư cao cấp bán ra liên tục tăng.
Trong khi đó, hoạt động xuất khẩu sau một thời gian dài ở mức tăng trưởng âm, nay đã đạt tăng trưởng dương ở mức 3,8%. Yên giảm cũng là nguyên nhân chính làm cho hoạt động xuất khẩu ô tô sang Mỹ tăng trở lại trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ cũng đang dần hồi phục.
Mặt khác, hoạt động đầu tư vào nhà ở tăng 1,9%, đầu tư vào lĩnh vực công cộng tăng 0,8%. Theo các nhà phân tích kinh tế Nhật Bản, số liệu trên cho thấy nhu cầu tăng trước khi thuế tiêu dùng dự định tăng vào tháng 4/2014.
Với những thành quả đó, tại Hội nghị G8 được tổ chức tại Bắc Ireland của Anh, chính sách “Abenomics” của đã được đánh giá cao.
Thủ tướng Italia Letta trong buổi hội đàm riêng với Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ sự quan tâm tới chính sách “Abenomics” và mong muốn được tham khảo chính sách này trong việc cơ cấu lại kinh tế của Italy.
Chính sách Abenomics được đánh giá cao tại hội nghị G8 ở Bắc Ireland.
Chuyên gia kinh tế John Waz phụ trách thị trường châu Á của Tập đoàn Citigroup của Mỹ đưa ra nhận xét: “Vào thời điểm này tính lưu động của hệ thống tài chính Nhật Bản đang hướng vào thị trường trong nước, vào việc cổ phần hóa. Trên thực tế, nếu mục tiêu lạm phát ở mức 2% đạt được thì việc bắt đầu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ có một làn sóng mới”.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài thị trường trong nước có khả năng sẽ tập trung vào thị trường chứng khoán của châu Á- thị trường dự đoán có khả năng đạt tăng trưởng cao nhất thế giới, mang lại nguồn lợi béo bở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Ngân hàng Nhật Bản đang cho một loạt các nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Indonesia vay tiền với lãi suất thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, việc mở rộng sang thị trường châu Á, không phải là một kế hoạch mới mẻ, nhưng nó chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường châu Á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản vốn lâu nay vẫn coi trọng thị trường này.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và khuynh hướng hạ thấp lãi suất của Ngân hàng các nước châu Á với mục đích giảm tỷ lệ lạm phát cũng trở thành bài toán cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Đương đầu với khó khăn mới
Bước sang quý II, đặc biệt là những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6, chính sách “Abenomics” đã “nếm” những khó khăn đầu tiên khi thị trường chứng khoán Tokyo liên tục giảm điểm. Ban đầu chỉ giảm 3,72%, tiếp những ngày sau giảm tới 7,32%, tạo ra sự “hỗn loạn” trên thị trường chứng khoán.
Không chỉ có Tokyo mà ngay sau đó thị trường chứng khoán của Washington và Bắc Kinh cũng bị ảnh hưởng do đồng Yen liên tục tăng. Trong khi đó, công bố của chính chính phủ Nhật Bản cho thấy, đầu tư cho ngành sản xuất thiết bị trong tháng 5 giảm 3,9%, số xe ô tô được bán ra là 367.648 chiếc giảm 6,9% so với năm ngoái.
Không chỉ ở lĩnh vực sản xuất, trong tháng 5 và những ngày đầu tháng 6 mức tiêu thụ cá nhân tiếp tục giảm. Do vậy, đã có những “xì xèo” về tính bền vững của chính sách “Abenomics”.
Không chỉ dư luận trong nước, mà còn có cả dự luận ngoài nước lo ngại về chính sách “Abenomics” sẽ có những ảnh hưởng nào đó tới các nước trên thế giới. Chính sách này cuối cùng có thành công hay không thành công còn quá sớm đề kết luận. Do vậy, Hàn Quốc đã tỏ ý lo ngại về chính sách này. Trong trường hợp chính sách này bị thất bại thì đầu tư của Nhật Bản vào Hàn Quốc sẽ giảm, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ bị phá vỡ, có khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc.
Một chuyên gia kinh tế của Mỹ phân tích rằng: “Chính sách “Abenomics” có hai mặt. Nếu chính sách được thực hiện thành công thì các công ty của Nhật sẽ làm cho lực cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc giảm, cũng là mối lo ngại của Hàn Quốc. Nếu chính sách thực hiện không thành công cũng sẽ ảnh hưởng tới Hàn Quốc. Còn nếu chính sách thực hiện thành công một nửa cũng không thể nói là có lợi cho Hàn Quốc”.
Nguồn VOV