Ảnh: CNBC

 
Nguyễn Hân Chủ Nhật | 02/01/2022 11:44

Những thách thức lớn của Trung Quốc năm 2022

Mức tiêu dùng trì trệ đã kéo nền kinh tế Trung Quốc đi xuống kể từ sau đại dịch và ít có khả năng thay đổi trong năm 2022.

Những thách thức nào?

Cùng với thị trường bất động sản, tiêu dùng là một trong hai lĩnh vực mà các nhà kinh tế quan tâm nhất trong triển vọng tăng trưởng Trung Quốc. Chi tiêu tiêu dùng cũng là lĩnh vực mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư đặt cược vào vì họ kỳ vọng sức mạnh chi tiêu của tầng lớp trung lưu Trung Quốc sẽ tăng lên trong những năm tới.

Một chi nhánh của chuỗi Element Fresh tại Hàng Châu đã bước vào quá trình thanh lý phá sản vào tháng 12 năm 2021, do đại dịch Corona gây ra.
Một chi nhánh của chuỗi Element Fresh tại Hàng Châu bước vào quá trình thanh lý phá sản vào tháng 12 năm 2021, do đại dịch Corona gây ra. Ảnh: Costfoto | Future Publishing | Getty Images

Các nhà lãnh đạo hàng đầu ở Bắc Kinh đã cảnh báo tại một cuộc họp lập kế hoạch kinh tế trong tháng này rằng tăng trưởng phải đối mặt với "áp lực gấp ba" từ việc nhu cầu bị thuyên giảm, khủng hoảng nguồn cung và thiếu hụt sự kỳ vọng.

Ông Wang Jun, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tại Ngân hàng Zhongyuan Bank, cho biết: “Nếu nhu cầu được cải thiện, thì kỳ vọng sẽ được cải thiện". Đại dịch đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó công ăn việc làm cũng bị tác động bởi chính quyền địa phương muốn cắt giảm chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng như ban hành các quy định dành cho doanh nghiệp dạy thêm sau giờ học.

Về áp lực thứ ba, khủng hoảng nguồn cung, ông cho biết chúng chủ yếu liên quan đến đại dịch và các biện pháp giảm lượng khí thải carbon quá quyết liệt. Các mặt hạn chế do virus gây ra nếu quay trở lại làm việc đã góp phần làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, bao gồm sự thiếu hụt các thành phần quan trọng như chất bán dẫn.

Nhìn chung, việc làm không ổn định và mức thu nhập đã làm giảm nhu cầu chi tiêu của mọi người. Việc Bắc Kinh đàn áp nợ của các đơn vị phát triển bất động sản cũng ảnh hưởng đến nhận thức của các hộ gia đình về sự giàu có, vì phần lớn họ đều bị ràng buộc bởi nhà đất.

Ông Jianguang Shen, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế của công ty thương mại điện tử Trung Quốc JD.com, cho biết các nhà chức trách có thể thúc đẩy tiêu dùng bằng cách làm theo tấm gương của Hồng Kông trong việc cung cấp phiếu mua hàng. Điều đó sẽ giúp đẩy chi tiêu của người tiêu dùng vào các doanh nghiệp cụ thể như khách sạn, đẩy mạnh khuyến khích hơn nữa bằng hình thức cấp phiếu thưởng tiếp theo khi phiếu thưởng đầu tiên hết hạn hoặc đã được sử dụng.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đại lục đã giảm vào năm ngoái mặc dù nền kinh tế nói chung đang tăng trưởng. Trong quý I thì doanh số bán lẻ có tăng vọt, nhưng tốc độ tăng đã chậm lại, đặc biệt là kể từ mùa hè. Doanh thu bán lẻ 11 tháng đầu năm vẫn tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo ước tính của các nhà phân tích tại Goldman Sachs, người tiêu dùng đã tăng chi tiêu cho thực phẩm và quần áo hơn là các dịch vụ như giáo dục và giải trí. Các nhà phân tích hi vọng rằng sự phân hóa giữa hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm nhẹ trong năm tới.

Mặc dù họ đã dự đoán về mức tăng trưởng 7% trong tiêu dùng thực tế của hộ gia đình trong năm tới, đến cuối năm 2022 mức tăng trưởng này vẫn không được bằng thời kỳ “tiền Covid”. Chính sách "không khoan nhượng" của Trung Quốc đối với việc kiểm soát Covid và sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đã gây ra ít nhiều cản trở.

Ngân hàng đầu tư dự kiến ​​GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm lại 4,8% trong năm tới,

Bất động sản cần người mua nhà

Những nỗ lực của chính phủ nhằm kiềm chế mức nợ cao của ngành và giá nhà tăng đã dẫn đến điều kiện tài chính thắt chặt hơn cho các nhà phát triển - đồng thời doanh số và giá cả đều giảm.

Ông Larry Hu, Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tại trường Đại học Macquarie Trung Quốc cho biết lượng nhà xây mới và diện tích sàn được bán sẽ giảm với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn trong năm tới, và đầu tư vào bất động sản sẽ giảm 2%. 

Ông Hu nói: “Chính sách tài sản nên chuyển từ thắt chặt sang nới lỏng vào năm tới, vì chúng tôi kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ bảo vệ được mức tăng trưởng GDP 5%. Rủi ro là họ có thể phản ứng quá muộn, do sự miễn cưỡng của họ trong việc sử dụng tài sản làm phương tiện kích cầu.”

Cuộc họp lập kế hoạch kinh tế cấp cao nhất của Trung Quốc trong tháng này không báo hiệu nhiều thay đổi trong chính sách về bất động sản. Bắc Kinh vẫn giữ quan điểm “nhà là để ở, không phải để đầu cơ”.

Theo Moody’s, các chính quyền địa phương và khu vực kiếm được ít nhất 20% từ việc bán đất cho các nhà phát triển.

Một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách là giảm mức nợ liên quan đến bất động sản trong khi đảm bảo thị trường bất động sản không chậm lại trầm trọng.

Đối với chính sách kinh tế trong năm tới, Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng sự ổn định là ưu tiên của họ. Các nhà chức trách cũng đã làm rõ trong năm nay rằng chất lượng tăng trưởng ngày càng quan trọng hơn số lượng.

Nguồn CNBC