Những sự kiện làm nên lịch sử thị trường tiền tệ
Và như câu nói thường trực trên thị trường: "Không có gì có thể nâng giá đồng USD mạnh bằng khủng hoảng toàn cầu." Điều đó chắc chắn đúng trong thời gian gần đây. Chỉ tính riêng trong tháng 5, đồng USD đã tăng 5% so với các loại tiền tệ khác, trong khi thị trường cổ phiếu trên toàn thế giới đều sụt giảm.
Trong 3 thập kỷ qua, thị trường tiền tệ đã chứng kiến những sự kiện kịch tính và trọng đại. Hầu hết trong số đó đã làm rung chuyển toàn bộ thị trường tài chính và gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí sụp đổ.
Dưới đây là 10 sự kiện trọng đại nhất với thị trường tiền tệ trong những thập kỷ qua:
Thỏa thuận Plaza và sự phá giá của đồng USD (năm 1985)
Được đặt tên theo một khách sạn tại New York, nơi hiệp ước được ký kết bởi Mỹ, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản và Anh. Mục tiêu của bản hiệp ước là làm giảm giá trị đồng USD thông qua sự can thiệp trên quy mô lớn của ngân hàng trung ương vào các thị trường tiền tệ, nơi đồng USD đang được rao bán với lãi suất thị trường thấp hơn so với các đồng tiền của những quốc gia khác.
Hiệp ước trên là kết quả của những biến động trong khoảng thời gian 5 năm từ trước năm 1985, khi đồng USD tăng mạnh so với các đồng tiền của các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Sự tăng giá của đồng USD đã giết chết khả năng cạnh tranh của công nghiệp Mỹ, gây ảnh hưởng nặng nề cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, tự động và máy móc, đồng thời châm ngòi cho các cuộc kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua luật bảo hộ nhằm làm chậm làn sóng nhập khẩu.
George Soros và đồng bảng Anh (1992)
Vào thập niên 1990, dù là một thập niên thịnh vượng cho nền kinh tế thế giới, vẫn đầy rẫy những bất ổn trong mọi ngõ ngách của thị trường tiền tệ thế giới.
Trong giai đoạn đầu của đồng tiền chung châu Âu euro, Liên minh châu Âu (EU) có hình thức kiểm soát tiền tệ, được gọi là cơ chế tỷ giá hối đoái nhằm giữ cho các loại tiền tệ chính trong một phạm vi giá trị tương quan với nhau. Vào lúc đó, Vương quốc Anh cũng xem xét khả năng gia nhập liên minh tiền tệ này, dù khá miến cưỡng.
Với một nền kinh tế trên bờ vực suy thoái, nước Anh phải vật lộn để duy trì cho đồng bảng nằm trong phạm vi thích hợp với đồng mác Đức. Ở thời điểm đó, giá trị đồng mác bị thổi phồng quá mức do lãi suất tăng cực cao, liên quan tới chi phí đi vay của nước Đức sau khi thống nhất.
Nhà đầu tư George Soros cũng nhiều người khác trên thị trường đã cho bán không đồng bảng Anh trên quy mô lớn và liên tục, khiến giá trị đồng tiền của Anh giảm xuống mức gây đe dọa cho biên độ giao dịch. Để cứu vãn tình thế, Chính phủ Anh phải tăng lãi suất đồng thời can thiệp mạnh vào thị trường. Kết quả, các thương nhân chiếm ưu thế và Anh phải rút khỏi Cơ chế thị trường ngoại tệ châu Âu. Về phần mình, Soros đã thu về hơn 1 tỷ USD.
Sự sụp đổ của đồng peso, Mexico (1994-1995)
Sự phá giá đột ngột của các loại tiền tệ là một trong những vấn đề khó khăn nhất của chính phủ các nước, và sự sụp đổ của đồng peso xảy đến trong bối cảnh nền kinh tế yếu ớt, giá dầu thấp, và các khoản nợ ngày một chồng chất. Tuy nhiên, Chính phủ Mexico ngay lập tức quyết định đảo ngược chính sách thắt chặt tiền tệ đã giúp đồng peso biến thành một tiền tệ cố định.
Động thái trên diễn ra vào thời điểm trùng khớp với một loạt sự kiện như nợ chính phủ của Mexico được các chủ nợ gia hạn và Bộ trưởng tài chính Jaime Serra Puchera từ chức sau bạo loạn vũ trang tại một bang miền Nam. Các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo trái phiếu Mexico, ngân hàng trung ương cố gắng bảo vệ đồng peso khỏi sụp đổ và làm suy giảm dự trữ của chính mình.
Chính phủ Mexico đã cho thiết lập lãi suất cố định mới thấp hơn so với đồng USD song vẫn không làm dịu được sự hoảng sợ của các nhà đầu tư. Mỹ buộc phải mua đồng peso để ổn định tình hình và hợp tác với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để đàm phán gói giải cứu cho Argentina.
Đồng USD thấp kỷ lục so với đồng yên (1995)
Mùa xuân năm 1995, thị trường phát tín hiệu báo động khi đồng USD xuống thấp lịch sử so với đồng yên Nhật Bản. Tỷ giá giữa đồng USD và đồng yên đặc biệt quan trọng do nền kinh tế Nhật Bản đang phải đương đầu với sự ghen tị của các đối tác thương mại.
Đây cũng là giai đoạn ra đời của thuật ngữ "thâm hụt kép", lần đầu được sử dụng để miên tả tình trạng thâm hụt thương mại song hành cùng thâm hụt ngân sách trên quy mô lớn của Mỹ.
Đồng USD mất giá trị đã gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế thế giới. Theo ghi chép, đồng USD giảm xuống dưới 80 yên. Đối với nhiều người, nó là báo hiệu sự kết thúc của đồng USD với vai trò là đồng tiền dự trữ. Tuy nhiên, đối với nhiều người khác, nó lại là bước khởi đầu của giai đoạn phục hồi của đồng USD trong thập niên mới. Tất nhiên, 10 năm sau, một lần nữa đồng USD lại xuống mức thấp kỷ lục so với đồng yên.
Đồng baht Thái Lan sụp đổ và khủng hoảng tài chính châu Á (1997)
Chuỗi phản ứng dây truyền toàn châu Á khởi đầu từ Thái Lan. Bất động sản bùng nổ khiến nền kinh tế bị thổi phồng quá mức, ngân hàng trung ương không đủ lực để bảo vệ cho thị trường và đồng baht gần như vô giá trị.
Các nhà đầu tư đau đầu tìm cách giải cứu tài sản Thái Lan, đồng thời để mắt tới các khu vực khác của châu Á, nơi đồng tiền cũng bị suy yếu. Một số nước đã may mắn không rơi vào vòng xoáy sụp đổ tài chính là Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Thị trường chứng khoáng về Hàn Quốc trước đó đã sụt giảm vào mùa thu năm 1997, gây hoảng loạn cho các nhà đầu tư Mỹ. Nhiều nước châu Á đã nhận được gói cứu trợ tài chính từ IMF lớn hơn của Mexico.
Khủng hoảng đồng rúp Nga (Năm 1998)
Đồng rúp đã sống sót sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á, nhưng sự yếu kém trong quản lý của Matxcơva đã giáng một đòn mạnh vào thị trường thế giới năm 1998. Chính phủ Nga không duy trì được sự ổn định trong những năm đầu thời hậu Xô viết cũng như không đặt được nền móng vững chắc cho nền kinh tế.
Các nhà đầu cơ tiền tệ trên thị trường đã đồng loạt tấn công đồng rúp, khiến ngân hàng trung ương phải vất vả chống trọi bằng cách can thiệp vào thị trường và đẩy lãi suất lên cao. Sự chậm trễ trong gói giải cứu của IMF càng làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Khi các nhà đầu tư tháo chạy, Nga gần như vỡ nợ, đồng rúp bị phá giá nghiêm trọng và thả nổi, khiến các ngân hàng thương mại phải tạm ngừng thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài.
Khủng hoảng kinh tế Argentina (Năm 1998 - 2002)
Nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng của Argentina là do đồng peso bị gắn chặt với đồng USD. Đặc biệt, tỷ giá hối đoái thuận lợi một cách bất hợp lý (1-1) dẫn đến nhập siêu quá mức, làm suy yếu kinh tế Argentina. Trong khi đó, nợ chính phủ lại quá cao và chồng chất, song IMF đã bơm tiền và lùi thời gian thanh toán nợ cho Argentina.
Kết quả là, sự suy giảm của kinh tế Argentina đã buộc IMF phải bắt tay vào hành động. Trong khi đó, Chính phủ Argentina lại tung ra một loạt chính sách thắt lưng buộc bụng càng làm nền kinh tế suy yếu hơn, và phải cần nhiều tiền hơn đề bù đắp thiếu hụt từ các khoản thu thuế. Cải cách và tình trạng thất nghiệp dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự và ngân hàng sụp đổ.
Ngay sau đó, Argentina bị hãng xếp hạng Standard & Poor hạ xếp hạng tín nhiệm, khiến chi phí đi vay tăng vọt và chính phủ cũ phải từ chức và thay bằng một chính phủ mới. Cùng thời điểm đó, IMF cũng tuyên bố cắt giảm viện trợ cho Argentina.
Cuối năm 2001, bạo loạn nổ ra trên khắp các đường phố ở Buenos Aires, Argentina tuyên bố vỡ nợ. Chỉ một thời gian ngắn sau năm 2002, tỷ giá hối đoái cố định 1-1 giữa đồng peso và USD được hạ xuống. Chính phủ Argentina cho thả nổi đồng peso và đồng tiền này đã nhanh chóng bị rớt giá.
Đồng euro ngang giá với USD (năm 2000)
Khi Argentina sụp đổ, một câu chuyện khác về tỷ giá hối đoái cân bằng cũng diễn ra ở hai bờ Đại Tây Dương. Đồng tiền chung châu Âu được tung ra thị trường vào năm 2000, với tỷ giá ban đầu vào khoảng 1,16 USD. Sau một loạt phiên gia tăng bau đầu, đồng euro bắt đầu giai đoạn sụt giảm dài và sâu nhất trong năm. Nguyên nhân là do dòng vốn đổ xô vào kinh tế đang bùng nổ cùng tài sản đầy hấp dẫn của Mỹ.
Các ngân hàng trung ương phải nhóm họp, mua lại đồng euro để đẩy giá trị của đồng tiền chung châu Âu, song không mang lại hiệu quả. Đồng USD trở lại ngôi vương của mình sau một thời gian bị đồng euro non nớt chiếm giữ. 8 năm sau, đồng bảng Anh quay lại và đồng euro đã tăng so với đồng USD.
Lạm phát kinh hoàng tại Zimbabwe (1999 - 2009)
Đôi khi khủng hoảng trở nên vô cùng tồi tệ và Zimbabwe chính là một điển hình như vậy. Chính phủ đã bỏ rơi đồng đô la Zimbabwe vô giá trị sau hai thập niên siêu lạm phát.Trong khoảng thời gian 4 năm, ngân hàng trung ương Zimbabwe đã phát hành tiền với mệnh giá tăng gấp 3 lần. Đỉnh điểm, Zimbabwe cho phát hành tờ tiền có mệnh giá lên tới 1 nghìn tỷ. Chính phủ Zimbabwe buộc phải cho phép sử dụng một số ngoại tệ khác như bảng Anh, euro và USD.
Đồng AUD ngang giá với đồng USD (2010)
Bây giờ và về sau, một sự kiễn trên thị trường tiền tệ có thể được coi là một biểu tượng khi nó mang tính chất như một chất xúc tác. Điển hình là sự kiện diễn ra vào tháng 10/2010 khi đồng AUD ở châu Đại dương biệt lập sánh ngang hàng với đồng USD đầy quyền lực của Mỹ. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1983, đồng tiền Australia giao dịch ở mức ngang bằng với đồng USD. Sức mạnh của đồng AUD được nhân đôi so với các đồng tiền khác nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên thích hợp cho xuất khẩu.
Nguồn CNBC/DVT