Tốc độ tăng dân số nhanh ở một số quốc gia cũng rất nguy hiểm, đặc biệt nếu nền kinh tế của họ không mở rộng đủ nhanh để sử dụng lao động trẻ một cách hiệu quả. Ảnh: Alamy.
Những quốc gia nào đang tác động đến sự gia tăng dân số thế giới?
Vào tháng 7, khi tỉ phú Elon Musk công khai việc mình trở thành cha đẻ của một cặp song sinh vào năm ngoái, ông đã tweet rằng “Tôi đang cố gắng hết sức để giúp đối phó cuộc khủng hoảng dân số suy giảm… Tỷ lệ sinh giảm là mối nguy hiểm lớn nhất mà nền văn minh phải đối mặt cho đến nay”.
Nhưng dự báo dân số của Liên Hợp Quốc sẽ giúp vị tỉ phú này yên tâm một phần. Đúng là tỷ lệ sinh đang giảm và dân số của một số quốc gia đang thu hẹp lại. Nhưng Liên Hợp Quốc cho rằng dân số sẽ đạt 8 tỉ người vào ngày 15/11 và sẽ tăng lên 10,4 tỉ vào giữa những năm 2080. Vậy sự tăng trưởng này sẽ diễn ra ở đâu?
Năm 1950 trung bình mỗi phụ nữ sinh 5 con. Khi các gia đình đổ xô đến các thành phố, phụ nữ được học hành và tiếp cận với các biện pháp tránh thai, con số đó bắt đầu giảm xuống. Tỷ suất sinh toàn cầu giảm xuống 2,3 vào năm 2021 và vào năm 2050 dự kiến sẽ đạt 2,1 - gần bằng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các quốc gia có tỉ lệ tử vong thấp.
Liên Hợp Quốc cho rằng, vào năm 2100, dân số sẽ thấp hơn 500 triệu người so với dự báo đưa ra vào năm 2019, phần lớn là do phụ nữ Trung Quốc sinh ít con hơn dự kiến.
Nhiều trẻ sơ sinh sẽ tiếp tục chào đời trong một thời gian tới: số trẻ sơ sinh dự kiến sẽ tăng từ 134 triệu vào năm 2021 lên 138 triệu một năm vào năm 2040-45. Mặc dù vậy, thế giới đang già đi. Từ năm 1990 đến 2019, tuổi thọ trung bình tăng gần 9 năm lên 72,8. Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng từ 10% trong năm nay lên 16% vào năm 2050.
Ấn Độ dự kiến sẽ thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm tới. Dân số Đông Á, bao gồm cả Trung Quốc, sẽ sớm thu hẹp lại, nhưng Nam Á - khu vực của Ấn Độ - sẽ tiếp tục phát triển trong nhiều thập kỷ. Châu Âu bắt đầu suy giảm nhân khẩu học vào năm ngoái. Vào cuối thế kỷ này, dân số của Đức được dự đoán là dưới 70 triệu người, thấp hơn so với những năm 1950 (ở các nước có thu nhập cao, bất kỳ sự gia tăng dân số nào cũng đều do nhập cư).
Nhưng sẽ có nhiều người châu Phi hơn nữa, một phần vì dân số của khu vực này vẫn còn trẻ. Tỷ lệ dân số châu Phi cận Sahara sẽ tăng từ 1/7 ngày nay lên hơn 1/5 vào năm 2050. Chỉ 8 quốc gia sẽ chiếm hơn một nửa mức tăng dân số dự kiến vào năm 2050: Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ethiopia, Ấn Độ, Nigeria, Pakistan, Philippines và Tanzania.
Các thảm họa, dù là tự nhiên hay do con người tạo ra, đều có ảnh hưởng ít lâu dài đến tỷ lệ sinh và tử vong, cùng với các thảm họa (như COVID-19) và cuộc chiến ở Ukraine chính là một "sự gián đoạn ngắn hạn không có ý nghĩa lâu dài", ông Patrick Gerland, người đứng đầu LHQ cho biết.
Tuy nhiên, các chính sách tốt có thể có tác động mạnh mẽ đến dân số. Trong 40 năm qua, Bangladesh, quốc gia nâng cao hiểu biết và việc làm cho phụ nữ, đã giảm tỷ lệ sinh từ hơn sáu xuống còn khoảng hai. Ở Pakistan, tỷ lệ biết đọc biết viết của phụ nữ tăng chậm hơn nhiều. Tỷ lệ sinh của họ đã giảm bằng 2/3 so với Bangladesh.
Tỉ phú Elon Musk cảnh báo rằng tỷ lệ sinh giảm có thể gây ra nhiều vấn đề. Ít người lao động hơn đồng nghĩa với việc phải hỗ trợ nhiều người hưu trí hơn; xã hội có thể có ít phát minh hơn. Nhưng tốc độ tăng dân số nhanh ở một số quốc gia cũng rất nguy hiểm, đặc biệt nếu nền kinh tế của họ không mở rộng đủ nhanh để sử dụng lao động trẻ một cách hiệu quả. Ở Angola, nơi dân số đã tăng 3% mỗi năm kể từ những năm 1970, số người sống với mức thu nhập dưới 1,90 USD/ngày đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2008 đến năm 2018.
Việc Liên hợp quốc dự kiến trái đất sẽ có thêm vài tỷ người nữa đồng nghĩa rằng phát thải khí nhà kính sẽ gia tăng, khiến việc đối phó với biến đổi khí hậu ngày càng khó khăn hơn. Đây có thể là điều đã khiến ông Musk, một người cha của 9 đứa con, lo lắng nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Tín hiệu bất ổn từ nhu cầu mua sắm giảm sút ở Mỹ và châu Âu
Nguồn The Economist