Thứ Hai | 12/11/2012 16:33

Những nước, vùng lãnh thổ thao túng tiền tệ hàng đầu thế giới

Hành động thao túng tiền tệ của 20 quốc gia này đã làm bốc hơi 1,5 nghìn tỷ USD/năm.
Báo cáo vừa được cựu quan chức Bộ phận Tiền tệ thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Joseph Gagnon công bố cho thấy Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất cố tình kiểm soát giá trị đồng tiền của nước này.

Theo đó, báo cáo của Joseph Gagnon đã liệt kê danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ thao túng tiền tệ mạnh nhất thế giới. Ông Gagnon cho rằng việc thao túng tiền tệ đã và đang khiến dòng vốn thất thoát khoảng 1,5 nghìn tỷ USD/năm và điều này ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Mỹ cũng như châu Âu.

Cụ thể, hàng triệu người Mỹ và châu Âu đã có thể có được công ăn việc làm nếu các quốc gia khác không thao túng tiền tệ. Hơn nữa, kinh tế Mỹ và châu Âu có thể đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững thông qua nhu cầu nội địa cao hơn.

Theo ông Gagnon, những quốc gia, vùng lãnh thổ thao túng tiền tệ rơi vào 4 nhóm sau: các nền kinh tế phát triển, các quốc gia mới công nghiệp hóa, các nước đang phát triển châu Á và các nhà xuất khẩu dầu mỏ.

Tiêu chí để xác định liệu một quốc gia, vùng lãnh thổ có thao túng tiền tệ hay không chính là tỷ trọng dự trữ ngoại hối/GDP. Việc nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn là dấu hiệu cho thấy một quốc gia, vùng lãnh thổ đang tìm cách hạ giá đồng nội tệ nhằm thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu.

Ngoại trừ những nước, vùng lãnh thổ có thu nhập thấp, đối tượng túng tiền tệ còn lại thuộc danh sách của Gagnon đều có một số đặc điểm chung như sau: Giá trị kho dự trữ ngoại hối vượt quá giá trị 6 tháng nhập khẩu; Dự trữ ngoại hối liên tục tăng trong 10 năm vừa qua; Thặng dư tài khoản vãng lai vẫn được duy trì.
1. Đan Mạch

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 24%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 14%
Tài khoản vãng lai bình quân: 4%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 2%

2. Hong Kong
e

Dự trữ ngoại hối 2011: 121%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 53%
Tài khoản vãng lai bình quân: 9%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 120%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

3. Hàn Quốc
r

Dự trữ ngoại hối 2011: 27%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 7%
Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 29%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

4. Israel

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 31%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 28%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

5. Nhật Bản

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 21%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

6. Singapore

t

Dự trữ ngoại hối 2011: 21%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 12%
Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 25%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 0%

7. Thụy Sỹ

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 44%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 32%
Tài khoản vãng lai bình quân: 11%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 47%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 1%

8. Đài Loan

t

Dự trữ ngoại hối 2011: 83%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 24%
Tài khoản vãng lai bình quân: 8%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: n/a
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: n/a

9. Argentina

e

Dự trữ ngoại hối 2011: 9%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 4%
Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 9%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 9%

10. Bolivia

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 40%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 30%
Tài khoản vãng lai bình quân: 4%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 40%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 1%

11. Trung Quốc

d

Dự trữ ngoại hối 2011: 45%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 29%
Tài khoản vãng lai bình quân: 5%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 49%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 6%

12. Malaysia

r

Dự trữ ngoại hối 2011: 48%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 16%
Tài khoản vãng lai bình quân: 13%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 45%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 15%
13. Philippines

g

Dự trữ ngoại hối 2011: 32%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 14%
Tài khoản vãng lai bình quân: 2%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 21%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

14. Thái Lan

s

Dự trữ ngoại hối 2011: 49%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 21%
Tài khoản vãng lai bình quân: 3%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 53%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 12%

15. Angola

f

Dự trữ ngoại hối 2011: 28%
Tỷ lệ gia tăng dự trữ ngoại hối từ năm 2001: 20%
Tài khoản vãng lai bình quân: 7%
Tài sản ròng bên ngoài của lĩnh vực công: 8%
Tổng nợ ngắn hạn bên ngoài năm 2010: 3%

Nguồn Vietstock


Sự kiện