Thứ Ba | 14/05/2013 17:35

Những luật mới về ngân hàng đầu tư: Tiếng gầm đáng sợ, nhưng vết cắn mới thực sự đau

Tương lai nào cho các ngân hàng đầu tư, khi ngay sau tiếng gầm của những luật lệ mới, vết cắn phải chịu đựng mới thực sự đau đớn?

Axel Weber, Chủ tịch UBS-ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ đã từng phát biểu: “Tâm trạng chung giữa các ngân hàng đầu tư mà tôi tiếp xúc, đó là họ đều hy vọng rằng các quy định sẽ chấm dứt, bảng cân đối kế toán được mở rộng và ngân hàng của họ sẽ phát triển lớn hơn bao giờ hết". Từng là cựu chủ tịch của Ngân hàng trung ương Đức, ông còn được giao trọng trách coi sóc cả các ngân hàng và các cơ quan giám sát. "Tâm trạng của các nhà quản lý khi nói chuyện với tôi cứ như thể chúng tôi chưa bắt đầu".

Các ngân hàng của Thụy Sĩ như UBS và Credit Suisse có thể có một cái nhìn đặc biệt thành kiến về các quy định bởi vì sau tất cả, họ đã phải chịu một số quy tắc về vốn khó khăn nhất so với bất kì quốc gia giàu có nào. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ và nhà quản lý quốc gia đã tỏ rõ ý chí muốn hai ngân hàng lớn của nước này thu hẹp hoạt động và cắt giảm những chi nhánh ngân hàng đầu tư của mình.

Những yêu cầu hà khắc về vốn của Thụy Sĩ đã gây sốc khi lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2010, tuy nhiên hiện nay đã trở nên bớt “kì dị” hơn nhiều khi các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đang xem xét việc áp đặt các tiêu chuẩn về vốn cao tương tự, đi kèm những quy định hà khắc khác.

Ba hương vị…”đắng”

Biện pháp mới được ví như loại thuốc mới có ba hương vị, nhưng không có hương vị nào làm cho các ngân hàng cảm thấy “ngon miệng”. Các cơ quan quản lý thường áp dụng ít nhất một biện pháp, nhưng một số lại nhấn mạnh hai hoặc thậm chí tất cả ba biện pháp. Ba vị thuốc đắng được đưa bao gồm: thứ nhất là yêu cầu nâng cao tỷ lệ vốn tối thiểu đi kèm các quy định về thanh khoản; thứ hai là hạn chế các hoạt động như tự doanh của ngân hàng và thứ ba là thay đổi mang tính cấu trúc như buộc các ngân hàng thiết lập hàng rào chia tách ngân hàng đầu tư với ngân hàng bán lẻ và với hoạt động tự doanh hoặc tái tổ chức các ngân hàng toàn cầu thành các công ty con quốc gia.

Bắt đầu với yêu cầu tăng vốn mà các ngân hàng ở khắp mọi nơi đang bị buộc phải làm theo quy định mới Basel . Những quy định này sẽ yêu cầu tất cả các ngân hàng vào năm 2019, phải có nguồn vốn dự phòng lớn hơn 3 lần mức tối thiểu theo quy định cũ của Basel . Một số ngân hàng lớn nhất thế giới như JPMorgan, Citibank và HSBC phải có vốn dự phòng còn cao hơn, vì được cơ quan quản lý đánh giá giữ vai trò quan trọng nhất với toàn hệ thống và do đó có khả năng gây ra sự hỗn loạn lớn nhất nếu họ thất bại.

Những ngân hàng lớn nhất, liên kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp nhất trong số đó sẽ cần tăng tỷ lệ vốn c thêm 2,5% ngoài con số 7% đang trở thành bắt buộc đối với hầu hết các ngân hàng khác. Quy tắc này được thiết kế để làm nản lòng các ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoặc đa dạng hóa và do đó có thể có tác động đáng kể lên lợi nhuận của họ.

McKinsey tính toán rằng trung bình tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 13 ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới có thể giảm xuống 6-9% vào năm 2017. Con số này thấp hơn hẳn chi phí vốn chủ sở hữu (suất sinh lợi kì vọng của vốn chủ sở hữu khi cổ đông đầu tư vào ngân hàng).

Vượt qua…

Hai hậu quả khôn lường của những quy định mới đã xuất hiện. Đầu tiên, các ngân hàng tăng vốn nhanh hơn nhiều so với mong đợi của nhà quản lý. Điều này có thể làm cho hệ thống ngân hàng an toàn hơn một cách nhanh chóng hơn nhiều, nhưng đổi lại là chi phí. Thay vì đưa ra yêu cầu tăng vốn một cách công khai trước các cổ đông, nhiều ngân hàng đang bán tài sản và cắt giảm cho vay để thay thế.

Thứ hai, các ngân hàng và nhà đầu tư của họ dường như bỏ qua hệ số an toàn vốn và tất cả các ngân hàng lớn đang hứa hẹn sẽ tăng vốn để trấn an khách hàng và các chủ nợ. "Đó là một cuộc đua đến 10% và hơn thế nữa", Anshu Jain giám đốc điều hành của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức cho biết. "Vào năm 2014 chúng tôi sẽ tuân thủ tất cả các quy định trong Basel ", tức gần 5 năm trước thời hạn.

Các quy định mới khắc phục một phần lỗ hổng quan trọng trong luật lệ cũ Basel 2, quy định vốn tối thiểu chỉ dựa trên mức độ rủi ro của tài sản của ngân hàng. Điều này dường như dễ hiểu nhưng lại sớm dẫn đến kết quả sai lầm mà vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Nếu các ngân hàng nắm giữ các tài sản được đánh giá là phi rủi ro, họ có thể có nhiều tài sản như mong muốn để không phải lo lắng về kích thước tổng thể của bảng cân đối kế toán hay vốn mỏng. Điều đó tạo ra nhu cầu “vô độ” đối với trái phiếu được xếp hạng cao do chính phủ hoặc công ty tín dụng uy tín nhất phát hành. Khi lượng cung loại trái phiếu này sụt giảm, ngành tài chính sẽ nhanh chóng thiết kế những hình thức mới của chứng khoán được xếp hạng AAA được đánh giá cao.

Chẳng hạn như các , được đặc trưng bởi các tài sản đảm bảo có chứa rủi ro tín dụng. Trái phiếu CDO được đóng gói, phân phối lại rủi ro tín dụng cho các gói trái phiếu khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. CDO được đóng gói với các tài sản kém đi kèm với nhau, chia nhỏ những rủi ro liên quan và chia thành nhiều phần khác nhau để thiệt hại đầu tiên sẽ đánh vào những người nắm giữ gói rủi ro nhất.

Bằng cách kết hợp các khoản vay được cho là không thể trả đúng kì hạn và tập trung rủi ro vỡ nợ vào những gói khác nhau một cách mưu mẹo và “láu cá” nhất, các ngân hàng đã có thể tạo ra một hạng mục đầu tư hoàn toàn mới có rủi ro cực kì thấp. Tổ chức đánh giá là kẻ “đồng lõa” với ngân hàng trong việc tái cấu trúc các chứng khoán để đạt được xếp hạng cao nhất.

Hậu quả thứ hai của các quy tắc cũ là họ chuyển ngân hàng đầu tư từ trung gian sang cho các nhà đầu tư sở hữu. Hai thập kỷ trước đây các ngân hàng đầu tư chỉ kinh doanh bằng cách luân chuyển tiền. Họ sử dụng thị trường vốn để chuyển tiền từ người tiết kiệm sang khách vay và thường tránh rủi ro quá lớn đối với tình trạng tài chính của mình.

Ngân hàng đầu tư sẽ nói hài hước rằng . Một câu ngạn ngữ nổi tiếng trên phố Wall ý chỉ một khi mắc phải một quyết định sai lầm, nhà đầu tư sẽ mất nhiều thời gian hơn để kiếm lại số tiền thua lỗ đó, cộng gộp lại sẽ chính là một khoản đầu tư dài hạn.

Tuy nhiên, trong thập kỷ trước cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng đầu tư chuyển từ kinh doanh luân chuyển sang kinh doanh lưu trữ. Sự phát triển trên bảng cân đối kế toán của Goldman Sachs giữa đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 1999 và cuộc khủng hoảng tài chính, đó là điển hình về những gì đã xảy ra tại các ngân hàng đầu tư vào thời điểm đó. Các bảng cân đối kế toán tăng vọt từ 231 tỷ USD trong năm 1999 đến 1,1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2007.

của ngân hàng đo độ rủi ro bằng cách tính số lỗ tiềm ẩn mà ngân hàng có thể bị mất trong một ngày do biến động bất lợi của thị trường. Chỉ số này đã tăng từ giá trung bình 39 triệu USD trong năm 1999 lên 138 triệu USD vào cuối năm 2007.

Lúc này, các nhà đầu tư không được báo trước, đã không ngừng thúc giục ngân hàng. Năm 2005, Credit Suisse bị các nhà đầu tư hối thúc bán nhanh . Ngân hàng này cũng tăng số nhân viên làm việc trong lĩnh vực tự doanh lên 20%. Để cân bằng so với các ngân hàng khác, Credit Suisse nhanh chóng giảm thiểu rủi ro và tận dụng cơ hội trước cuộc khủng hoảng (sớm hơn so với hầu hết các đối thủ cạnh tranh), giúp ngân hàng tránh bị tổn thất. Còn hầu hết các ngân hàng khác thì không. Tổng số trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ bởi ngân hàng đầu tư đã tăng từ dưới 40 tỷ USD năm 2001 lên hơn 230 tỷ USD ngay trước cuộc khủng hoảng.

Lượng trái phiếu nắm giữ tăng có thể vì các ngân hàng muốn tạo thuận lợi trong giao dịch với khách hàng. Jamie Dimon, giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan nói rằng nếu kinh doanh một cửa hàng giày, ông sẽ phải dự trữ nhiều loại giày khác nhau. Kể từ khi điều hành một ngân hàng kinh doanh trái phiếu, ông cần đến một kho dự trữ trái phiếu.

Tuy nhiên, phần lớn sự gia tăng nắm giữ cổ phần của các ngân hàng không có gì phức tạp hơn kinh doanh chênh lệch lãi suất "carry-trade”. Trong đó các ngân hàng vay đồng tiền với lãi suát thấp trên thị trường tiền tệ ngắn hạn về và đem đầu tư vào các tài sản dài hạn, rủi ro hơn và tính thanh khoản kém như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp. Điều này đã tạo nên các giao dịch trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa, thường được gọi là (sản phẩm có thu nhập cố định, sản phẩm của thị trường tiền tệ và các sản phẩm phái sinh liên quan đến hàng hóa). Các nghiệp vụ FICC thường chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng mang về suất sinh lợi lớn nhất cho các ngân hàng đầu tư.

Tuy nhiên, rủi ro đối với chiến lược kinh doanh này trở nên rõ ràng khi các chủ nợ của ngân hàng ngừng cung cấp các khoản vay giá rẻ và các ngân hàng không có thể bán tài sản của mình một cách nhanh chóng đủ để trả nợ. Với các quy định mới bắt đầu có hiệu lực, các ngân hàng đang giảm quy mô xuống một lần nữa.

Quy tắc Volcker sẽ thống trị?

Các quy định ràng buộc giới hạn phạm vi các hoạt động kinh doanh mà ngân hàng có thể tiến hành thường ít chặt chẽ hơn so với những quy định về vốn, nhưng cả hai đều có thể tác động sâu rộng.

Trong số đó, quy tắc Volcker của Mỹ (mục 619 của Đạo luật Dodd-Frank, được đề xuất đầu tiên bởi cựu Chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED, ông Paul Volcker) nhằm hạn chế các ngân hàng đầu cơ vào một số lĩnh vực nhiều rủi ro không có lợi cho khách hàng. Quy tắc này thường được biết đến như lệnh cấm các ngân hàng thương mại tự doanh và giới hạn các ngân hàng đầu tư vào các tài sản tư nhân và quỹ đầu tư ở mức 3%.

Cựu chủ tịch FED Paul Volcker, người đề ra quy tắc Volker sẽ đe dọa sự phát triển của các ngân hàng đầu tư cả trong và ngoài nước đang hoạt động tại Mỹ.

Hiện tại, nhiều ngân hàng Mỹ đang phớt lờ đề xuất hoặc tìm cách né tránh thông minh, vẫn sẽ có một loạt các hoạt động phi pháp làm nên lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư Mỹ trong những năm gần đây.

Quy tắc Volcker cũng đang ảnh hưởng đến các ngân hàng tại châu Âu. Các vị giám đốc điều hành đã đánh hơi được và đóng cửa các giao dịch trước luồng gió chính trị ùa đến. Ngoài ra, các mối đe dọa về pháp lý, kiện tụng cũng đáng lưu tâm, đặc biệt ở Mỹ và Anh, nơi mà các ngân hàng đang phải trả hàng tỷ USD tiền phạt và bồi thường cho những hành động sai lầm trong quá khứ.

Trở ngại lớn nhất của việc áp dụng quy tắc Volcker bên ngoài nước Mỹ là do sự quá phức tạp. Quy tắc buộc cơ quan quản lý phải đoán xem liệu một ngân hàng đã mua trái phiếu với mục đích giữ nó, hay đang hy vọng sẽ bán ngay lập tức nhưng chưa thể tìm thấy người mua.

Bất chấp khó khăn, cơ quan quản lý ở Anh cho biết họ đang theo dõi tiến triển của quy tắc một cách chặt chẽ. Nếu hiệu quả, họ có thể áp đặt một luật lệ tương tự tại Anh.

Một trở ngại khác đến từ luật bắt buộc các ngân hàng phải tiêu chuẩn hóa rất nhiều chứng khoán phái sinh mà họ đang cung cấp và sử dụng cho thanh toán bù trừ và thanh toán bằng hối phiếu. Cộng với tính phức tạp của các quy tắc về vốn và về chứng khoán phái sinh, ngân hàng đầu tư sẽ bị cắt sâu vào doanh thu từ các nghiệp vụ kinh doanh chính của mình (FICC).

Yêu cầu vốn cao hơn và lệnh cấm tự doanh chứng khoán (proprietary trading) sẽ làm giảm lợi nhuận và buộc các ngân hàng rút lui khỏi lĩnh vực kinh doanh mà họ không bao giờ làm tốt. Tuy nhiên điều đó không đặt ra một mối đe dọa hiện hữu nào đối với tương lai của các ngân hàng đầu tư lớn.

Hai bộ quy tắc khiến ngân hàng châu Âu lo ngại

Không thể nói điều tương tự cho hai bộ quy tắc hiện tại còn đang trên bản thảo, gây lo lắng sâu sắc cho các ngân hàng châu Âu. Chúng có thể làm tiêu tan hy vọng của hai ngân hàng đầu tư lớn còn lại của châu Âu là Barclays và Deutsche Bank có thể đi bước tới và thách thức sự thống trị của các ngân hàng lớn nhất của Mỹ.

Quy tắc đầu tiên là đề nghị chia tách ngân hàng đầu tư từ ngân hàng bán lẻ. Tại Anh sự phân chia này có thể sẽ là một "vòng hàng rào" hạn chế sự vươn ra của ngân hàng bán lẻ. Trong khi châu Âu đang cân nhắc các biến thể từ kế hoạch của Erkki Liikanen, Thống đốc ngân hàng trung ương Phần Lan, để phân tách hoạt động kinh doanh của các ngân hàng .

Cả hai đề nghị đó đều mang mục đích đảm bảo rằng tiền gửi cá nhân không thể được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư. Nếu được áp dụng, cả hai đều có khả năng đẩy chi phí huy động vốn của các ngân hàng châu Âu tăng lên. "Có khả năng nước Anh sẽ rời bỏ cuộc chơi, như một ngôi nhà đứng giữa cuộc cạnh tranh mang tầm quốc tế giữa các ngân hàng đầu tư, bởi vì nước Anh dường như không muốn có các ngân hàng toàn cầu lớn", ông chủ của một ngân hàng toàn cầu cho biết. "Thụy Sĩ đã rời bỏ, Đức thì vẫn đang vực dậy tinh thần. Còn Mỹ, rõ ràng bộc lộ một rõ ý muốn chắc chắn sẽ trở thành một phần của cuộc chơi."

Trong bối cảnh đó tại Washington, một bộ quy tắc đang hình thành có thể có tác động nghiêm trọng đến ngành ngân hàng đầu tư của châu Âu. Theo quy tắc đó, bắt buộc các ngân hàng lớn của nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ phải thành lập công ty cổ phần. Những công ty này sẽ phải có vốn riêng và khả năng thanh khoản và đáp ứng các quy định chặt chẽ. Trong khi luật hiện tại vẫn cho phép các ngân hàng nước ngoài hoạt động thông qua các chi nhánh có vốn mỏng hoặc các công ty con được hỗ trợ bởi sự bảo đảm từ công ty mẹ.

Các quy tắc dường như trực tiếp nhắm vào các hoạt động của Deutsche Bank và Barclays tại Mỹ, cả hai đều đã bán tài sản và xóa đăng ký công ty chính tại Mỹ trong hai năm qua để tránh các yêu cầu mới về vốn.

Cơ quan quản lý của Mỹ cho rằng các quy tắc được đề xuất là hoàn toàn hợp lý. Nếu một ngân hàng lớn của châu Âu sụp đổ trước ngày cửa nhà nước Mỹ, họ cũng không muốn phải đòi tiền của nước đó. Tuy nhiên, các quy tắc sẽ đi kèm chi phí rất lớn. Huw Van Steenis tại Morgan Stanley tính toán rằng Deutsche Bank bị thâm hụt vốn 20 t USD trong kinh doanh tại Mỹ trước khi xóa tên công ty của mình tại Mỹ. Sự thiếu hụt này có thể có thể được giảm đến 7 tỷ - 9 tỷ USD trong những năm tiếp theo, nhưng những quy định mới vẫn có thể bẫy một phần đáng kể vốn của Deutsche Bank ở Mỹ.

Nghĩ rộng hơn, những lo lắng không chỉ đơn giản là về nước Mỹ. Nếu những cơ quan quản lý khác trên thế giới theo chân Mỹ và buộc tất cả các ngân hàng nước ngoài giữ vốn và thanh khoản trong nước, thời đại của toàn cầu hóa tài chính sẽ kết thúc.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện