Ảnh: Business Time.
Những kịch bản xấu nhất cho kinh tế Trung Quốc khi căng thẳng thương mại leo thang
Các nhà kinh tế cảnh báo một triển vọng như vậy, khi căng thẳng thẳng thương mại leo thang buộc họ phải suy ngẫm về những tình huống xấu nhất.
Bank of America, Morgan Stanley và UBS cho biết tăng trưởng Trung Quốc có thể chậm lại xuống dưới mức 6% lần đầu tiên sau gần ba thập kỷ, theo một kịch bản như vậy. Mức tăng trưởng 5,8% mà ông Helen Qiao, người phụ trách nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc tại Bank of America, nhìn thấy sẽ tạo ra một môi trường tăng trưởng tệ hơn.
Các nhà phân tích đang đánh giá thiệt hại của Trung Quốc với tư cách là trung tâm cung cấp của thế giới, khi thuế quan thúc đẩy các nhà sản xuất chạy ra nước ngoài. Họ cũng cảnh báo về một vòng xoáy nợ nần lên đến gần 300% GDP của Trung Quốc khi chính phủ nước này phải tăng chi tiêu tài khóa. Những biện pháp hạn chế mới nhằm vào Huawei nhấn mạnh mối đe dọa rằng nước Mỹ đang muốn kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc.
“Cái giá phải trả trong dài hạn có thể là là rất lớn”, ông Larry Hu, nhà kinh tế trưởng phụ trách về Trung Quốc tại Macquarie Securities - Hồng Kông cho biết.
Căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ đang làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, với dữ liệu được công bố hôm 16.5 cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã mất bớt đà vào tháng 4, ngay cả trước khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế quan đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 25% từ 15%.
Nền kinh tế Trung Quốc sẽ đối mặt với một chẳng đường gập ghềnh trong ngắn hạn, khi mức thuế bổ sung sẽ lấy đi 0,3 điểm phần trăm tăng trưởng của nước này trong năm nay, các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg News cho hay. Nếu bị áp thuế lên tất cả hàng xuất khẩu sang Mỹ, tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm thêm 0,6 điểm phần trăm.
Sau đây là một số quan điểm mà các nhà kinh tế nói với Bloomberg:
Một sự leo thang toàn diện với việc hai nước áp mức thuế 25% lên toàn bộ hàng hóa của nhau sẽ đẩy tăng trưởng của Trung Quốc xuống dưới mức thấp hơn của mục tiêu tăng trưởng 6%-6,5% trong năm nay, và 5,5% vào năm tới, theo Morgan Stanley.
Citigroup nhận định rằng việc áp thuế quan của Mỹ đã loại bỏ tới 4,4 triệu việc làm, ngay cả trước khi ông Trump áp thuế đối khoảng 300 tỷ USD hàng xuất khẩu còn lại của Trung Quốc.
Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc ngày một gia tăng. Ảnh: Bloomberg. |
Chen Long, một nhà kinh tế tại công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics ở Bắc Kinh, cho biết ngày 14 tháng 5 rằng: “Triển vọng là rất ảm đạm”. Các cổ phiếu có khả năng điều chỉnh mạnh hơn, xóa bỏ toàn bộ thành quả kể từ đầu năm. Và đồng Nhân dân tệ có khả năng sẽ lại mất giá, ông nhận định.
Ông Tập sẵn sàng cung cấp các kích thích cần thiết để ngăn chặn sự suy giảm tăng trưởng, nhưng điều đó có thể khiến nợ tăng mạnh hơn sau chiến dịch hai năm để kiềm chế. Khi nợ tăng lên, điều đó có thể tái hiện mối lo ngại về rủi ro hệ thống tài chính.
Thuế quan của Mỹ đối với các sản phẩm của Trung Quốc đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều đó đe dọa sẽ đẩy nhanh sự tháo chạy của các nhà sản xuất tại Trung Quốc, vốn đang quay cuồng vì lao động gia tăng và các chi phí khác.
Klaus Baader, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại ngân hàng Societe Generale, cho biết: “Cả các công ty đa quốc gia nước ngoài và các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm các cơ sở sản xuất thay thế”.
Ngoài ra, đó còn là mối đe dọa của ông Trump về việc tăng thuế xuất khẩu hoặc cấm vận chuyển các thành phần công nghệ quan trọng đến Trung Quốc, đặc biệt là chất bán dẫn, bà Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis SA ở Hồng Kông, nói. Điều đó sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Trung Quốc, bà nhận định.
Nguồn Bloomberg