Những khó khăn trong vấn đề xóa bỏ nhiệt điện của Mỹ, Trung Quốc
Đối với các nước giàu hơn, họ sẽ chỉ hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than có hệ thống xử lý khí CO2, một công nghệ tiên tiến nhằm giảm lượng khí thải hiện chưa được chào bán. Về cơ bản điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ chỉ tài trợ than các khu vực nghèo nhất thế giới hiện nay.
Mỹ hiện là nước phát thải khí CO2 lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc, nhưng chỉ có một lượng tương đối nhỏ năng lượng điện từ than đá.
Câu chuyện của Reuters cũng nhấn mạnh vấn đề cân bằng giữa chống biến đổi khí hậu và khuyến khích tăng trưởng kinh tế:
Ngân hàng Thế giới lần gần đây nhất đã chấp thuận tài trợ kinh phí cho các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than trong năm 2010 tại Nam Phi, mặc dù thiếu sự ủng hộ từ Mỹ, Hà Lan và Anh do những lo ngại về môi trường.
Các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới đã bị chỉ trích vì đã kêu vừa gọi hành động toàn cầu cắt giảm lượng khí thải CO2, nhưng lại vừa tài trợ cho các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. Nhưng những người khác cũng băn khoăn rằng việc thiếu nguồn kinh phí công cộng cho than có thể gây thiếu hụt nguồn năng lượng của các nước nghèo đang phải nỗ lực phát triển.
Trung Quốc đang cố gắng chuyển từ than đá sang khí tự nhiên, nhưng nước này chỉ đơn giản là không có đủ tài nguyên thiên nhiên để thực hiện trong dài hạn.
Theo Reuters: Sự thiếu hụt thường xuyên khí tự nhiên đang ảnh hưởng xấu tới kế hoạch xóa bỏ việc đốt than để sưởi ấm tại các hộ gia đình và văn phòng ở Trung Quốc, gia tăng nguy cơ ô nhiễm không khí trong mùa đông này và cả trong thời gian tới.
Tồi tệ nhất là tại miền bắc Trung Quốc, nơi ô nhiễm không khí chủ yếu gây ra bởi sự phụ thuộc vào than đá trong nhiều thập kỷ. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc và quốc tế, ước tính ô nhiễm đã làm giảm 5,5 năm tuổi thọ ở miền Bắc so với miền Nam.
Trong biểu đồ dưới đây, bạn có thể nhận thấy nhu cầu về than đã tăng lên nhanh chóng kể từ năm 1990, khiến vấn đề xóa bỏ việc sử dụng than ngày căng trở nên khó khăn:
Nguồn NDH