Những dự báo thú vị về năm 2013
1. Fed mở rộng mua trái phiếu kho bạc Mỹ
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu coi việc mua trái phiếu như một công cụ chính sách tiền tệ không theo quy ước.
Fed đã quyết định bắt đầu từ tháng 1/2013 sẽ mở rộng quy mô gói kích thích khi mua thêm 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ mỗi tháng.
“Các dấu hiệu phổ biến trên thị trường lao động cho thấy lượng lớn lao động và tiềm năng kinh tế khác đang bị lãng phí”, Chủ tịch Fed Ben Bernanke phát biểu trong cuộc họp báo được tổ chức sau cuộc họp của Ủy ban thị trường mở (FOMC) tại Washington. Theo ông, Fed có kế hoạch giữ nguyên các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn trong bối cảnh giá cả ổn định.
Động thái này thể hiện ông Bernanke đang hành động mạnh mẽ hơn trong cuộc chiến chống lại suy thoái và đẩy mạnh sự phục hồi của nền kinh tế.
2. Hy Lạp phát hiện mỏ khí có giá trị lớn hơn tổng nợ
Hầu hết những quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải đều sở hữu các mỏ dầu khí trong đất liền hoặc ngoài khơi, với trữ lượng khác nhau. Các dự án thăm dò đã phát hiện ra một số mỏ khí đốt có trữ lượng lớn nhất trong hơn một thập niên qua ở vùng biển phía đông Địa Trung Hải
Trên thực tế, Hy Lạp có địa hình đáy biển khá lớn ở Địa Trung Hải và rất có thể nước này sẽ phát hiện được mỏ khí lớn trị giá 600 tỷ USD ở khu vực biển này.
3. Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil mang lại hòa bình cho Trung Đông
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và ngoại trưởng Antonio Patriota của Brazil đã cho thấy mối quan tâm của họ trong việc giải quyết những thách thức mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.
Trong quá khứ, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng giải quyết vấn đề hạt nhân ở Iran. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đã hợp tác với nhau để giải quyết vấn đề tại khu vực Balkan. Rất có thể những nước này sẽ mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông.
4. Chính phủ Anh có thể sụp đổ
Cả đảng Dân chủ Tự do và đảng Bảo thủ của Anh đều muốn có thêm thời gian trước khi cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra để tránh việc bàn về những mâu thuẫn trong vấn đề chính sách.
Nếu không giải quyết được mâu thuẫn giữa 2 đảng về chính sách năng lượng, sự thay đổi quốc hội, cải cách thượng viện và đặc biệt là chính sách kinh tế thì rất có khả năng chính phủ Anh sẽ sụp đổ.
5. Ngân hàng trung ương các nước áp dụng lãi suất huy động âm và chứng khoán toàn cầu đồng loạt tăng
Một xu hướng mới đang hình thành trên các thị trường trái phiếu châu Âu là nhiều ngân hàng trung ương các nước trên thế giới như: ngân hàng châu Âu (ECB), Thụy Sỹ (SNB), Đan Mạch, Đức, Pháp, Hà Lan… đã cho hạ lãi suất xuống ngưỡng 0%, thậm chí áp dụng lãi suất âm.
Với việc nhân dân tệ được định giá rẻ, euro có nguy cơ sụt giá, 2013 còn được xem là năm mà các thị trường chứng khoán lớn đồng loạt tăng giá.
6. Triều Tiên thực hiện cải cách
Nhiều dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ đẩy mạnh hoạt động cải cách, tạo điều kiện cho cải cách công nghiệp và nông nghiệp tư bản.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc sẽ ngày càng được thắt chặt. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình được coi là người có quan hệ gần gũi với Triều Tiên và theo dự kiến, chủ tịch Kim Jong-un cũng sẽ thực hiện chuyến thăm Trung Quốc vào năm tới.
7. Iran thực hiện chính sách đối ngoại mềm mỏng
Cuộc bầu cử tổng thống Iran dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 14/6/2013 để chọn người người kế nhiệm ông Mahmood Ahmadinejad. Một số ứng cử viên được cho là có chính sách đối ngoại mềm mỏng, đặc biệt là về vấn đề chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Điều này sẽ làm giảm bớt nguy cơ bất ổn chính trị ở Trung Đông vào năm tới.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Iran gây nhiều tranh cãi năm 2009 mà ông Ahmadinejad tái cử nhiệm kỳ thứ hai, đã xảy ra làn sóng biểu tình bạo động chống chính phủ quy mô lớn. Hiến pháp Iran quy định đương kim tổng thống Mahmoud Ahmadinejad không thể tham gia tranh cử nhiệm kỳ thứ ba.
8. Không còn mối tương quan giữa tiền và chứng khoán
Mối tương quan giữa tiền và chứng khoán bắt đầu tăng mạnh từ đầu năm 2008 cuối cùng sẽ bị phá vỡ vào năm tới. Việc hạn chế biến động mạnh của thị trường do các rủi ro vĩ mô của kinh tế toàn cầu sẽ giúp giảm vai trò của tiền tệ và có thể cải thiện lợi nhuận khi các nhà đầu ít gián đoạn giao dịch thường hơn. Cuối cùng việc giảm mối liên hệ với cổ phiếu có thể sẽ làm tăng độ hấp dẫn của ngoại hối.
9. Tranh chấp biển Đông leo thang
Sự nổi lên ngày càng mạnh của Trung Quốc, chính sách đối ngoại chuyển trọng tâm về khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ cùng những tính toán chiến lược của các nước trong khu vực có thể khiến tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang.
10. Châu Âu khai thác năng lượng mặt trời từ sa mạc Sahara
Trên lý thuyết, nếu khoảng một phần ba sa mạc Sahara được sử dụng để xây dựng các nhà máy điện năng lượng mặt trời sẽ sản xuất điện đủ cung cấp cho toàn châu Âu với nguồn năng lượng sạch thay thế nhằm đối phó cuộc khủng hoảng năng lượng vào năm 2050. Lý thuyết này có thể biện thành sự thất nhờ sáng kiến của Desertec, tập đoàn của Đức được thành lập vào năm 2009 để khai thác năng lượng mặt trời từ Sahara.
Với tổng trị giá khoảng 400 tỷ euro, trong đó 350 tỷ euro để xây dựng các nhà máy điện và 50 tỷ euro lắp đặt mạng lưới tải điện, đây là dự án sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.
Dự án sẽ chứng minh rằng có thể sản xuất điện từ năng lượng mặt trời với công suất vô tận, không thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, mang lại hiệu quả kinh tế cao và biến sa mạc Sahara khổng lồ thành nguồn cung cấp năng lượng không bao giờ cạn cho châu Âu.
11. Biến đổi khí hậu tác động đến thị trường tái chính
Biến đổi khí hậu sẽ có tác động lớn đến thị trường tài chính toàn cầu. Ví dụ, nếu hạn hạn ở Mỹ, Nga và Brazil tiếp diễn trong năm tới, điều này sẽ dẫn đến giá lương thực tăng và hậu quả là gây áp lực buộc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách.
Ngoài ra, thiên tai như bão, lũ lụt có thể tác động tiêu cực đáng kể đối với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước cũng như tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
12. Bùng nổ bong bóng thị trường chứng khoán mới nổi
Trong những năm qua, xu hướng đầu tư vào thị trường chứng khoán của các nền kinh tế mới nổi đã tăng cao lên mức kỷ lục. Những cú sốc về nguồn cung, cùng giá lương thực và năng lượng tăng cao gây ra lạm phát có thể gây ra những tác động tiêu cực, đặc biệt với các nước như Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Brazil và Peru. Điều này có thể khiến bong bóng thị trường chứng khoán ở các nền kinh tế mới nổi bùng nổ.
Nguồn Business Insider/Khampha