Những đồng tiền có thể chao đảo vì bước đi của Trung Quốc
Lâu nay Kazakhstan vẫn là nước không có chút dấu ấn gì trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên, ngày hôm qua (20/8), quốc gia Trung Á này chính là nguyên nhân khiến thị trường tiền tệ thế giới phải đón cú sốc mới nhất.
Đồng tenge của Kazakhstan đã giảm 22% sau khi nước này tuyên bố thả nổi tỷ giá. Chỉ vài ngày trước, các nhà hoạch định chính sách Kazakhstan đã cố gắng phá giá có kiểm soát. Tuy nhiên, họ đã thất bại.
Diễn biến ở Kazakhstan là dấu hiệu nhắc nhở nhà đầu tư rằng các quốc gia đang phát triển đang phải trả một cái giá khá không hề rẻ để bảo vệ đồng nội tệ. Việt Nam cũng phá giá tiền đồng, trong khi đồng rand Nam Phi và lira của Thổ Nhĩ Kỳ giảm sâu hơn.
Nguyên nhân đứng sau làn sóng giảm giá của là quyết định phá giá đồng nhân dân tệ được Trung Quốc đưa hôm 11/8, khiến các nước đang cạnh tranh thị phần xuất khẩu với Trung Quốc bị thiệt trong khi có lợi cho những nước xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với các thị trường mới nổi vốn đang chật vật với khả năng Fed nâng lãi suất và giá dầu lao dốc. Một số nước (như các nước thuộc khối Liên Xô cũ) còn phải đối mặt với một vấn đề khác: đồng ruble tiếp tục giảm giá họ ở trong vị thế bất lợi khi giao dịch thương mại với Nga.
Theo Bloomberg, dưới đây là những đồng tiền phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất từ các diễn biến hiện nay:
Đồng riyal của Saudi Arabia
Có 672 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối, Saudi Arabia – nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới – có đủ khả năng để duy trì chính sách neo tỷ giá. Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá nước này sẽ phải thay đổi cơ chế trong tương lai gần vì giá dầu đã rớt xuống mức thấp nhất 7 năm.
Giá hợp đồng kỳ hạn được các nhà giao dịch sử dụng để đặt cược hoặc phòng vệ trước các biến động giá trong tương lai, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003, cho thấy dự đoán đồng riyal sẽ giảm giá 1% trong 12 tháng tới.
Đồng manta của Turkmenistan: quốc gia xuất khẩu dầu mỏ có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga đã giảm giá đồng nội tệ 19% hồi tháng 1. Đồng tiền này được dự báo sẽ giảm thêm 20% trong 6 tháng tới.
Đồng pound của Ai Cập: Kể từ khi phong trào biểu tình Mùa xuân Arab diễn ra năm 2011, Ai Cập đã hạn chế nhà đầu tư tiếp cận với ngoại tệ vì tình trạng khan hiếm. Thị trường đang dự báo đồng tiền này sẽ giảm khoảng 22% trong 1 năm tới.
Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ: đây là một trong những đồng tiền có diễn biến tồi tệ nhất trên thế giới sau khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ ngày 11/8. Căng thẳng chính trị leo thang và khả năng bầu cử sớm khiến các rắc rối của đồng lira trở nên trầm trọng hơn.
Đồng naira của Nigeria: các nhà hoạch định chính sách của quốc gia xuất khẩu dầu mỏ này đang cố gắng duy trì đồng nội tệ ở mức giá mà hầu hết đều nhận định là quá cao. Các giao dịch trên thị trường kỳ hạn cho thấy thị trường dự báo đồng tiền này sẽ giảm giá hơn 20% so với USD trong năm tới.
Đồng ringgit của Malaysia: hôm qua đồng ringgit đã chạm đáy thấp nhất 17 năm, đồng thời dự trữ ngoại hối lần đầu tiên kể từ năm 2010 rơi xuống dưới 100 tỷ USD.
Nguồn Tri thức trẻ