Ảnh: The Economist,
Những công ty công nghệ lớn nhất của Mỹ đang đầu tư vào đâu?
Các công ty thường gây ấn tượng với các nhà đầu tư bằng cách tận dụng cụm từ “đổi mới”, và trong thập kỷ qua, số lần đề cập về “đổi mới” của các công ty S&P 500 đã tăng gần gấp đôi. Có một điều chắc chắn là không ai nhắc đến nó nhiều bằng các công ty trong lĩnh vực công nghệ.
Bản thân họ đã trải qua quá trình phát triển theo cấp số nhân, tất cả đều nhận thức rõ rằng việc bỏ lỡ những thay đổi mới có thể khiến họ bị loại khỏi cuộc chơi tạo nên tương lai. Để hiểu về các chiến lược của họ, The Economist đã phân tích một loạt dữ liệu về các hoạt động của Big Five (5 công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ: Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft), bao gồm công nghệ trọng tâm của các công ty mà họ đã mua lại gần đây, những công ty mà họ sở hữu số ít cổ phần, hồ sơ nhân viên, các ấn phẩm và bằng sáng chế của họ. Dữ liệu phân tích sẽ cho một cái nhìn tổng quan về hướng đầu tư của các công ty này.
Không lạ gì khi các công ty công nghệ lớn của Mỹ đang chi một số tiền thực sự lớn cho lĩnh vực R&D. Vào năm 2020, chi tiêu công và tư của Mỹ cho lĩnh vực R&D đã tăng lên tới 713 tỉ USD. Vào năm 2021, riêng các công ty Big Five đã chi 149 tỉ USD, tương đương với khoảng một phần tư tổng số (mặc dù một phần số tiền đó không được chi tiêu ở Mỹ). Con số này cao hơn đáng kể so với ngân sách R&D của Lầu Năm Góc chi ra.
Trong 12 tháng qua, tỷ trọng dòng tiền của Big Five từ hoạt động đầu tư vào R&D và chi tiêu vốn là 53%, mức trung bình của tất cả công ty S&P 500 là 32%.
Lý do cho con số đầu tư thuộc hàng “khủng” này là vì doanh thu của Big Five có giá trị thị trường tổng cộng trên 9 nghìn tỉ USD, tăng gần gấp ba lần từ năm 2015 đến năm 2020. Chi tiêu cho R&D tăng 1/3 so với cùng kỳ, từ khoảng 9% doanh thu lên 12%, chi tiêu đầu tư tăng hơn 1/4, tăng 2 điểm phần trăm lên khoảng 9% doanh thu.
Các nhà nghiên cứu tại Big Five đã xuất bản hơn 16.000 bài báo khoa học trong 5 năm, tính đến 2019, và các chủ đề của họ cung cấp một số thông tin chi tiết về những gì đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
Ô tô, siêu xe và mọi thứ
Các nhà phân tích tính toán rằng đâu đó từ 5% đến 20% mức chi tiêu khổng lồ cho R&D của các công ty công nghệ lớn dành cho những “công nghệ tiên phong” như: metaverse, xe tự lái, chăm sóc sức khỏe, không gian, robot, fintech, tiền điện tử và máy tính lượng tử.
Trong ba năm qua, Big Five đã mua lại 110 công ty lẻ, theo dữ liệu từ PitchBook. Trong hầu hết các trường hợp, quy mô giao dịch không được công khai và nhiều thương vụ mua lại nhỏ hơn được coi là tuyển dụng và do đó không có trong dữ liệu.
Trong số 40 giao dịch mua lại có số liệu đính kèm, tổng giá trị định giá ở khoảng 50 tỉ USD. Hơn một phần tư các công ty được mua lại chuyên về AI hoặc chuyên xử lý các tập dữ liệu khổng lồ. Có lẽ một phần tư trong số đó cũng đang phát triển các công nghệ tiên phong.
Microsoft là công ty chi rất nhiều. Vào tháng 4, họ đã đồng ý mua Nuance Communications, một nhà cung cấp phần mềm chuyên về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, với giá 19,7 tỉ USD. Họ cũng mua các công ty khởi nghiệp hỗ trợ các dịch vụ đám mây, chẳng hạn như Mover.io, giúp các doanh nghiệp chuyển dữ liệu sang đám mây và CloudKnox, một công ty an ninh mạng. Google, công ty đứng sau Microsoft và Amazon trong lĩnh vực cung cấp đám mây, đã thu hút được ba công ty khởi nghiệp dữ liệu đám mây, bao gồm cả Actifio. Google cũng đã mua ba công ty thiết bị đeo tay, bao gồm cả Fitbit mà họ đã chi 2,1 tỉ USD, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của họ đối với chăm sóc sức khỏe.
Tín hiệu rõ ràng nhất là việc Meta theo đuổi metaverse. Trong số 13 công ty hoạt động trong lĩnh vực thực tế tăng cường (AR hoặc VR) được mua với giá công khai, Meta đã mua 8 công ty, bao gồm cả BigBox VR và Downpour Interactive. Apple đã mua thêm 4 công ty khác, bao gồm Next VR và IKinema. Trong số 22 giao dịch mua kể từ năm 2019, hơn một nửa là các công ty khởi nghiệp liên quan đến AI.
Ở góc nhìn khác, các ưu tiên của bốn trong số năm công ty Big Five là nơi họ chọn nắm cổ phần thiểu số. Trong số 101 công ty mà Big Five đầu tư trong ba năm qua, hơn một phần ba đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiên phong. Trường hợp ngoại lệ ở đây là Apple, hãng thực hiện rất ít khoản đầu tư như vậy.
Nhìn chung, 9% khoản đầu tư của các công ty công nghệ lớn là vào ô tô và phương tiện di chuyển, so với chỉ 2,4% cho ngành đầu tư mạo hiểm. Thật vậy, tất cả các công nghệ tiên phong, ngoại trừ tiền điện tử, đều có phần đầu tư từ Big Five cao hơn so với mặt bằng chung.
Chăm sóc sức khỏe - một lĩnh vực mà các công ty công nghệ nhìn thấy là hấp dẫn một phần vì khả năng ứng dụng ngày càng tăng của AI đối với sinh học.
45 khoản đầu tư khác từ các nhánh tài trợ của Google là vào các công ty fintech như Botkeeper, một dịch vụ lưu trữ sổ sách tự động. Các công ty công nghệ khác cũng đang có những động thái tương tự. Apple đã mua lại Mobeewave, một công ty khởi nghiệp về thanh toán, vào năm 2020 để biến iPhone thành thiết bị di động đầu cuối, thanh toán không tiếp xúc. Năm ngoái, Amazon đã mua Perpule, một công ty fintech của Ấn Độ và đang làm việc với Goldman Sachs để mở rộng việc cung cấp các khoản vay của công ty.
Vào năm 2020, Google cho biết họ có kế hoạch đầu tư 10 tỉ USD vào các công ty công nghệ của Ấn Độ trong vòng 5-7 năm tới. Nhìn chung, các công ty công nghệ lớn có vẻ sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ hơn nhiều so với các công ty của Mỹ.
Số lượng việc làm
Theo Thinknum Alternative Data, một công ty nghiên cứu, các gã khổng lồ công nghệ cũng đang muốn thuê nhân viên trong những lĩnh vực này. Meta và Amazon đang tuyển dụng khoảng 200 vị trí như vậy vào thời điểm hiện tại - một thực tế đáng chú ý là Amazon tuyển dụng nhiều gấp 20 lần Meta. Vào tháng 6, Apple đã thuê ông Ulrich Kranz, trước đây là Giám đốc điều hành cấp cao của BMW, để củng cố Dự án Titan. Công ty cũng đã chiêu mộ được hai Giám đốc điều hành từ Tesla.
Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến máy tính lượng tử. Trung bình khoảng 0,5% nhân viên tại các công ty Big Tech từng có kinh nghiệm liên quan đến lượng tử. Amazon và Alphabet đang đề cập đến nó nhiều hơn khi đăng tải các vị trí tuyển dụng.
Microsoft, Amazon và Google gần đây đều đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế liên quan đến điện toán lượng tử. Hơn một nửa số đơn đăng ký bằng sáng chế của Meta kể từ năm 2019 đề cập đến AR hoặc VR.
Mặc dù mỗi công ty có những hướng đi riêng, bức tranh tổng thể về các ưu tiên của họ cho thấy sự cạnh tranh đáng kể trong nhiều lĩnh vực.
Có thể bạn quan tâm:
Top 3 thị trường tiềm năng nhất Đông Nam Á trong năm 2022
Nguồn The Economist