Thứ Tư | 23/05/2012 15:07

Những “con hổ mới” của thế giới sắp xuất hiện

Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Peru, Colombia, Philippines, Indonesia, Ghana có khả năng sẽ sắp xếp lại trật tự kinh tế thế giới.
Các “con hổ mới” của thế giới là các quốc gia chưa được các nhà đầu tư chú ý đến, nhưng nhiều khả năng sẽ trở nên nổi bật trong những năm sắp tới nhờ tăng tưởng mạnh mẽ.

Karm Rahemtulla, giám đốc bộ phận thị trường mới nổi tại Wall Street Daily cho rằng các nền kinh tế con hổ này sẽ tăng trưởng dựa vào các lợi thế cạnh tranh nhờ dân số thông qua giáo dục hay nguồn lao động lành nghề và không lành nghề.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng lãnh đạo các nước này phải “nhận ra sự cần thiết của tăng trưởng và khuyến khích bằng các chính sách tiền tệ lỏng hơn, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng lúc với bảo vệ hợp pháp vốn của nhà đầu tư”.

Thế giới đã từng chứng kiến điều này ở Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc (BRICs).Tăng trưởng của họ vẫn còn rất mạnh mẽ và còn lâu mới kết thúc, nhưng “con đường phát triển sẽ thay đổi khi những nền kinh tế nà trưởng thành”, Bill Korrnitzer, giám đốc danh mục đầu tư của Buffalo International Fund nhận định. Ông cho rằng điều này đã thể hiện khi Trung Quốc chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu giá rẻ sang tập trung vào nhu cầu nội địa đang tăng.

Do vậy, một vài “nền kinh tế mới nổi” đang trở nên ngày càng quan trọng, mặc dù có thể  không đạt được kích cỡ của BRICs, nhưng họ sẽ đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Gene Huang, kinh tế trưởng FedEx nhận định.

Châu Âu

Tại châu Âu, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn mình tránh xa khỏi cuộc khủng hoảng nợ vẫn đang tiếp tục lan rộng.

Đầu tiên đến với Thổ Nhĩ Kỳ. Động cơ tăng trưởng nước này là vị trí trung tâm buôn bán, giao điểm của một vài thị trường năng lượng quan trọng nhờ tiếp giáp biên giới Iran, Iraq, và Azerbaijan, cũng như tiếp xúc với Biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thị trường nội địa rộng lớn và nền chính trị ổn định.

Theo cục tình báo liên bang Mỹ (CIA), Thổ Nhĩ Kỳ là nước đông dân thứ 17 thế giới với dân số trẻ, chỉ khoảng 6,3% trong 75 triệu dân số nước này trên 65 tuổi.

Ravi Ramamurti, giám đốc Trung tâm thị trường mới nổi tại Đại học Northeastern, nhận định với những điều kiện trên, Thổ Nhĩ Kỳ với châu Âu giống như Mexico với Mỹ và có khả năng nước này sẽ trở thành “công xưởng của khu vực”.

Trong khi đó, Hà Lan, nền kinh tế châu Âu duy nhất tránh được suy thoái trong giai đoạn 2008-2009, không quá dựa vào xuất khẩu mà được hỗ trợ bởi thị trường trong nước.Những ngành đứng đầu ở Hà Lan bao gồm: hàng hóa tiêu dùng, sản xuất ô tô và năng lượng.

Thành công trong sản xuất khí đá phiến, giúp giảm giá năng lượng cũng như giá thành sản xuất trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và hỗ trợ tiêu dùng trong nước, khiến nền kinh tế nước này thay da đổi thịt.

Mỹ Latinh

Brazil là nền kinh tế lớn nhất khu vực, nhưng Peru và Colombia cũng không còn cách xa nhiều.

Chính sách thị trường mở, cùng với ổn định chính trị, dân số trẻ, lợi thế cạnh tranh ở một số ngành công nghiệp khiến hai nước này trở thành “hai nền kinh tế mới nổi mạnh mẽ nhất” trong khu vực, theo Alex Ashby, nhà nghiên cứu tại Quỹ ETF Global X nhận định.

Peru là nhà sản xuất bạc và đồng lớn thứ hai thế giới, đồng thời là nhà chế biến vàng lớn. Dawn Bennet, tổng giám đốc Bennett Group Financial Services LLC nhận định đây sẽ là những động lực tăng trưởng kinh tế những năm sắp tới.

Bênh cạnh đó, cũng cần chú ý nhiều công ty trên thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động mạnh ở Peru như Creditcorp Ltd. và Southern Copper Cor.

Trong khi đó, tại Colombia, thu nhập hộ gia đình đang tăng nhanh hơn trung bình khu vực, với tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ, sản xuất khí đốt và dầu tăng, đầu tư ấn tượng vào cơ sở hạ tầng, môi trường an ninh ổn định và chính sách kinh tế kỷ luật sau hàng năm trời bạo lực.

Bà Bennett cho rằng Colombia là một vùng đất “hiếm có” ở khu vực Mỹ Latinh, khi không chỉ nhận được xếp hạng đầu tư tốt từ S&P, Moody, Fitch, mà còn là quốc gia châu Mỹ La tinh duy nhất chưa bao giờ không thực hiện được các cam kết nợ với nước ngoài.

Châu Á

Điểm mạnh của châu Á trong đó có Indonesia và Phillipines là dân số. Hai quốc gia này chiếm 10% tổng dân số châu Á, hay 25% dân số lục địa không tính Trung Quốc và Ấn Độ, nhờ đó “ các ngành công nghiệp dịch vụ và tiêu dùng, bao gồm dịch vụ tài chính hưởng lợi”. Theo Taizo Ishida, người đứng đầu Matthew Asia Growth Fund nhận định.

Phillippines có vẻ có lợi thế hơn trong khu vực, khi được Mỹ hợp tác và đầu tư mạnh mẽ kể từ khi dành được độc lập, khiến nền kinh tế đi lên,bất chấp “chính phủ tham nhũng và không hiệu quả hàng năm trời”.

Những cải thiện trong cuộc chiến chống than nhũng, phát triển cơ sở hạ tầng, và sự hợp nhất tài chính có thể giúp tăng trưởng kinh tế nước này. Các khu vực tiềm năng mạnh sẽ là công nghệ thông tin và dịch vụ thuê ngoài (IT-BPO). Adam Jarrczyk của Frointier Strate Group nhận định.

Ông cho rằng Philippines giành ngôi vị nhà cung cấp dịch vụ trung tâm điện thoại (call-center) lớn nhất thế giới của Ấn Độ nhờ sự phát triển công nghiệp IT-BPO, tăng trưởng mỗi năm với tốc độ 24%.

Trong khi đó, tiêu dùng là chìa khóa tăng trưởng ở Indonesia, nước có đông dân thứ 4 thế giới. Theo Shijie Chen, giám đốc nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tịa Frontier Strategy Group, tiêu dùng nội địa đang tăng nhanh trong những năm gần đây do thu nhập trung bình người Indonesia tăng. Đồng thời nền kinh tế nước này cũng ít chịu tác động bởi yếu tố bên ngoài hơn các quốc gia Đông Nam Á khác.

Châu Phi

Cơ hội ở châu Phi không rõ ràng như các khu vực khác, đồng thời nơi đây cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Hầu hết thị trường chứng khoán ở các nước có ở châu Phi không đủ lớn hay thanh khoản để giao dịch cho số đông. Rahemtulla nhận định. Tuy nhiên khu vực này lại có "cơ hội khổng lồ" từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, du lịch và xây dựng nội địa.

Matt Spivack, người đứng đầu nghiên cứu Trung Đông và châu Phi tại Frontier Strategy Group cho rằng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của Ghana được tiếp sức nhờ lợi nhuận tăng do giá hàng hóa như ca cao, vàng, và dầu tăng cao. Với sản xuất dầu hi vọng sẽ tăng hàng năm ít ra tới năm 2015 tại khu vực Jubilee, chính phủ sẽ có tiền để tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng, từ đó làm tăng mức sống của người Ghana cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.

Đầu tháng 5, một quan chức năng lượng cao cấp nước này trả lời Reuters rằng chính phủ dự định tăng doanh thu từ dầu lên 650 triệu USD trong năm nay từ 350 triệu USD năm trước.

Tuy nhiên, để dự đoán tăng trưởng nước này cũng cần chờ xem doanh thu từ dầu có được sử dụng khôn ngoan hay không. Dân số ít cũng khiến Ghana khó có ảnh hưởng lớn trong khu vực.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy tiềm năng và rủi ro ở Uganda. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho công nghiệp dầu mỏ nước này có thể thu hút hơn 10 tỷ USD trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, một động lực thúc đẩu đầu tư trực tiếp nước ngoài là giao thương trong cộng đồng Đông Phi dẫn tới các dự án đường bộ, đường sắt, đường biển sẽ có tác động tốt cho đất nước cũng như các nhà đầu tư về lâu dài. Anna Rosenberg, nhà nghiên cứu cao cấp về châu Phi của Frontier Strategy Group nhận định.

Một số quốc gia châu Phi khác như Senegal và Malawi cũng được nhìn nhận là những cơ hội tốt, và tương đối ổn định chính trị.

Nguồn Marketwatch/ DVT


Sự kiện