Những bí ẩn quanh vụ thử hạt nhân lần 3 của Triều Tiên
Mặc dù vậy, hầu hết các chuyên gia đều nhận định vụ thử đã thực sự diễn ra, bởi cường độ của vụ nổ là rất lớn và có thể nhận biết.
Chuyên gia hạt nhân James Acton thuộc trung tâm nghiên cứu Carnegie Endowment cho biết: "Nếu không phát hiệu được đồng vị phóng xa, rất khó để xác định Triều Tiên đã sử dụng lõi phân hạch uranium hay plotunium cho vụ thử".
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), cơ quan giám sát mạng lưới hạt nhân toàn cầu được xây dựng để nhận biết các dấu vết phóng xạ phát ra sau thử nghiệm, cho biết họ vẫn chưa tìm thấy bất cứ dấu vết nào từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên.
Phát ngôn viên CTBTO Annika Thunborg cho biết: "Hiện tại rất khó để kết luận điều gì về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên". Bà Thunborg cũng cho biết việc không thể phát hiện phóng xạ cho thấy Triều Tiên có thể đã cố gắng xóa mọi dấu vết trong vụ thử hôm 12/2.
Trong khi đó, các quan chức Mỹ và đồng minh cũng thừa nhận không tìm thấy dấu vết của vụ thử, đồng thời cho biết rất khó để xác định loại lõi hạt nhân nào đã được Triều Tiên sử dụng.
Giới phân tích nhận định nhiều khả năng Bình Nhưỡng đã sử dụng lõi uranium, bởi việc làm giàu uranium khá dễ dàng đối với Triều Tiên, trong khi lõi plotunium thì phức tạp hơn và khó sử dụng để chế tạo bom, do các chi tiết kỹ thuật phải tuyệt đối chính xác.
Trước đó, Bình Nhưỡng tuyên bố đã thực hiện thành công vụ thử hạt nhân lần 3, với sức công phá mạnh hơn gấp nhiều lần so với vụ thử 4 năm trước. Triều Tiên cũng tuyên bố đã đạt được những tiến bộ và tiến gần hơn tới sở hữu vũ khí nguyên tử.
Nguồn Reuters/Khampha