Nhiều doanh nghiệp Nhật vẫn muốn bám trụ ở Trung Quốc
Cuộc điều tra trên được tiến hành từ ngày 15-19/10 khoảng 1 tháng sau khi các cuộc biểu tình này diễn ra.
Những hệ quả tiêu cực từ làn sóng phản đối Nhật Bản bao gồm sự sụt giảm trong doanh thu do tình trạng tẩy chay hàng hoá Nhật Bản, việc trì hoãn các thủ tục thông quan vào thị trường Trung Quốc và sự xói mòn của quan hệ quản lý lao động ở Trung Quốc.
Được hỏi về lý do vì sao các doanh nghiệp quyết định duy trì kinh doanh ở Trung Quốc bất chấp biểu tình, một công ty thương mại cho biết họ tin người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chỉ tạm xa rời hàng hoá Nhật Bản và rằng nhu cầu đối với các sản phẩm như vậy rốt cuộc sẽ vẫn không thay đổi.
Một nhà sản xuất Nhật Bản cũng cho biết họ sẽ tiếp tục đầu tư ở Trung Quốc, nơi vừa là công xưởng vừa là thị trường của thế giới, vì không có lựa chọn nào khác cho tương lai.
Trong khi đó, một nhà sản xuất khác lại than thở rằng họ miễn cưỡng phải tiếp tục công việc kinh doanh ở Trung Quốc vì không có cách nào bù đắp cho những tổn thất do quyết định rời bỏ thị trường Trung Quốc.
Trong số 8,7% doanh nghiệp có kế hoạch giảm hoạt động kinh doanh hoặc rời khỏi thị trường Trung Quốc, một số cho biết họ muốn phân chia bớt các rủi ro.
Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) ngày 30/10 cho biết một số doanh nghiệp Nhật Bản than phiền rằng hàng hoá Nhật Bản tiếp tục “biến mất” khỏi các kệ hàng ở Trung Quốc.
Một doanh nghiệp cho biết: “Khách hàng sẽ không sớm quay trở lại mua các mặt hàng mà chúng có thể sẽ bị các sản phẩm của những nước khác thay thế”.
Điều tra của JETRO tiến hành đối với 80 doanh nghiệp Nhật Bản đang làm ăn ở Trung Quốc.
Nguồn Báo Tin tức