Ảnh: thatsmags.com
Nhiều công ty Mỹ đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Nhiều công ty Mỹ đang dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc khi một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dường như còn xa vời.
Theo Tạp chí Phố Wall, một loạt các công ty sản xuất có trụ sở tại Mỹ đã bắt đầu sản xuất hàng hóa ở các quốc gia khác để tránh phải trả mức thuế 25%.
Báo cáo của WSJ vào ngày 14/7 cho thấy, một số công ty Mỹ đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang những nơi như Việt Nam và Ấn Độ trong khi nhiều công ty khác cũng đã cam kết thiết lập các cơ sở mới và sắp xếp vận chuyển. Ông Shawn Nelson, giám đốc điều hành Lovesac. Co – công ty sản xuất đồ nội thất cho biết công ty này sẽ ngưng sản xuất tại Trung Quốc vào cuối năm 2020, ông đang xem xét việc chuyển đến Việt Nam để tiếp tục sản xuất đồ nội thất.
Các công ty khác cũng đang có kế hoạch dịch chuyển bao gồm Yeti Holdings - công ty sản xuất đồ uống có trụ sở tại Texas và Crocs Inc - công ty sản xuất giày nổi tiếng..
Khi các công ty lên kế hoạch cho một cuộc chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc, không có khả năng họ sẽ đưa sản phẩm của họ trở lại Mỹ. Ông Trump kỳ vọng rằng, cuộc chiến thương mại này sẽ làm tăng sản xuất ở trong nước. Tuy nhiên, các công ty đã có xu hướng thiết lập sản xuất ở các nước châu Á khác, nơi chi phí thấp hơn, chẳng hạn như Việt Nam, Ấn Độ và Malaysia.
Hàng loạt công ty dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Ảnh: Ảnh: SCMP/Reuters. |
Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G20, tổng thống Donald Trump đã viết trên Tweeter rằng: “Chất lượng của cuộc đàm phán đối với tôi quan trọng hơn nhiều so với tốc độ. Tôi không vội, nhưng mọi thứ có vẻ rất tốt”.
Trong nửa đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 8,1% trong khi nhập khẩu giảm gần 30%. South China Morning Post cũng trích dẫn nhập khẩu giảm mạnh do nhu cầu trong nước giảm.
Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ tăng tốc?
HP, Dell và Microsoft cũng muốn dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc
Tránh tác động thương chiến, Nintendo dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam