Đây là một yếu tố khiến cán cân thanh toán chung của Nhật Bản cho các dịch vụ xấu hơn. Ảnh: The Global Time

 
Cẩm Tú (theo Nikkei Asia) Thứ Tư | 26/06/2024 11:59

Nhật quyết liệt đối phó thâm hụt kỹ thuật số

Chính phủ Nhật sát cánh cùng doanh nghiệp trong nỗ lực cân bằng cán cân thương mại kỹ thuật số.

Khái niệm “thâm hụt kỹ thuật số” đang được nhắc đến ngày càng nhiều tại Nhật, nhằm nói đến thực trạng các chi phí cấp phép phần mềm, lưu trữ đám mây và quảng cáo trực tuyến ngày càng tăng. Dữ liệu cán cân thanh toán của Ngân hàng Trung ương Nhật cho thấy, năm ngoái, thâm hụt từ các dịch vụ liên quan đến kỹ thuật số tăng gấp đôi, lên 33,7 tỉ USD so với mức năm 2015.

Đây là một yếu tố khiến cán cân thanh toán chung của Nhật cho các dịch vụ xấu hơn. Theo đó, chính phủ nước này đã phải công bố chương trình Chính sách ưu tiên nhằm hiện thực hóa xã hội số phiên bản tài khóa 2024.

 

Nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số tiếp tục tăng với những bước phát triển như áp dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (A.I). Phần lớn nhu cầu này tại Nhật hiện do các Tập đoàn công nghệ của Mỹ cung cấp, khiến dòng tiền chảy ra khỏi Nhật. Các nhà cung cấp nội địa rất khó có thể cạnh tranh với các công ty này và khó giảm sự phụ thuộc vào Google, Microsoft hay Amazon. Ông Taro Kono, Bộ trưởng Chuyển đổi số Nhật cho rằng việc tăng số lượng hệ thống và chương trình được sản xuất tại nội địa, cũng như đào tạo nhân sự có trình độ cần phải được ưu tiên.

Các hệ thống cũ đang kìm hãm nhiều công ty trong quá trình số hóa. Nhật phải đối mặt với khó khăn đến năm 2025, khi nhiều nhân sự có chuyên môn làm việc với các hệ thống cũ. Bộ Công nghiệp Nhật ước tính điều này có thể gây ra thiệt hại kinh tế 75 tỉ USD/năm do các yếu tố như nguy cơ hỏng hóc hệ thống tăng cao. Chính sách này thúc đẩy việc thành lập một nhóm liên ngành để xác định những thách thức và phương hướng giải quyết vào tháng 6/2025. Chính phủ sẽ thúc đẩy sử dụng công nghệ đám mây, một công nghệ có chi phí phải chăng và có thể dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Nhật đặt mục tiêu có 50.000 chuyên gia bảo mật thông tin được chứng nhận cấp quốc gia vào năm tài chính 2030, tăng từ mức khoảng 20.000 người (tính tới tháng 4/2023). Chính phủ mong muốn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp trong khu vực và các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được kiến thức và kỹ năng an ninh mạng cơ bản.

Có thể bạn quan tâm:

Nhà hoang Nhật Bản làm giảm giá trị bất động sản