Nhật nới lỏng xuất khẩu vũ khí để tăng quốc phòng
Sự thay đổi này là khá lớn khi nó dịch khỏi chính sách vềnguyên tắc là cấm xuất khẩu vũ khí hoàn toàn. Tất nhiên là trong quá khứ đã cóvài ngoại lệ, nhất là việc chuyển giao công nghệ cho Mỹ, đồng minh thân cận củaNhật.
Dù vậy chính sách mới đang nhắm Nhật Bản vào các thiết bịphòng thủ không sát thương như là tầu tuần tiễu và máy dò mìn. Chưa có kế hoạchxuất khẩu tăng hoặc máy bay chiến đấu, theo tin từ Nhật.
Công nghiệp quốc phòng Nhật Bản bị thụt lùi
Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí đã khiến các nhà thầu quốc phòng lớnnhư Công nghiệp nặng Mitsubishi, Công nghiệp nặng Kawasaki và IHI không thể mởra thị trường quốc tế. Họ khó mà cắt giảm chi phí và bắt kịp nhịp độ công nghệ.
Thêm vào đó, quá trình giảm dần ngân sách quốc phòng một thậpkỷ qua (tới 2012) đã làm tăng lo lắng về việc phá sản của các công ty quốcphòng bé hơn, chuyên biệt hơn.
Chỉ riêng chính sách xuất khẩu này thôi cũng khó mà giúpcông ty Nhật có mặt được ở nước ngoài. Nhưng một vài thiết bị năng cao như độngcơ diesel của tàu biển là có thể nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Một thiết bị xuất khẩu tiềm năng là động cơ diesel của tàungầm, có thể chạy không cần không khí cho phép tàu lặn lâu dưới nước. Quan chứcNhật nói Australia đã tỏ ý quan tâm tới nó năm 2013.
Mặt hàng khác là máy bay thủy phi cơ US-2 của tập đoàn côngnghiệp ShinMaywa. Ấn Độ đã tiến hành đàm phán để mua.
Theo luật mới Nhật vẫn cấm xuất khẩu vũ khí tới các nước cóliên quan tới xung đột vũ trang quốc tế hoặc vi phạm lệnh cấm của Liên Hợp Quốc,như là Triều Tiên và Iran.
Cùng với việc tuyên bố luật mới Nhật Bản nhấn mạnh sẽ vẫn làquốc gia hướng tới hòa bình và sẽ xem xét từng trường hợp khi quyết định chophép xuất khẩu. Hy vọng điều này sẽ trấn an các nước láng giềng rằng Nhật khôngtrở lại con đường cường quốc quân sự.
Bên cạnh việc nới lỏng xuất khẩu, năm 2013 ngân sách quốcphòng của Nhật đã được tăng lần đầu tiên trong 11 năm.
Nguồn Dân Việt/Reuters