Thứ Ba | 21/08/2012 06:27
Nhật Bản xét lại quan hệ hợp tác với Hàn Quốc
Nhật Bản có thể ngừng hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho Hàn Quốc trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tranh chấp chủ quyền đảo.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda có thể đưa ra quyết định ngừng hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho Hàn Quốc trong cuộc họp của nội các để thảo luận về phản ứng của Nhật Bản đối với vụ tranh chấp quần đảo Takeshima/Dokdo với Hàn Quốc.
"Trước khi cuộc họp nội các diễn ra vào ngày mai, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc thảo luận cấp bộ trưởng về vấn đề đảo Takeshima", tổng thư ký nội các Osamu Fujimura hôm qua 20/8 cho các phóng viên biết.
Cuộc họp lần này diễn ra trong bối cảnh thủ tướng Noda bị đảng đối lập chỉ trích chính phủ Nhật Bản thụ động trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Seoul bắt đầu leo thang vào đầu tháng 8 khi tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm đảo tranh chấp.
Nhật Bản có thể cân nhắc hủy kế hoạch mở rộng hoán đổi nội tệ và ngừng việc mua trái phiếu chính phủ Hàn Quốc, một quan chức Nhật Bản cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi thủ tướng Noda quyết định giảm hoán đổi nội tệ với Hàn Quốc, vốn được mở rộng để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thì tác động đối với nền kinh tế 2 nước sẽ bị giới hạn bởi dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc lớn thứ 7 thế giới đạt 314,35 tỷ USD vào cuối tháng 7.
Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí mở rộng giao dịch hoán đổi nội tệ tạm thời từ 13 tỷ lên 70 tỷ trong một năm từ tháng 10/2011.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cho rằng việc Nhật Bản cân nhắc không mua trái phiếu chính phủ Hàn Quốc thực sự sẽ có lợi cho Seoul bởi sự tăng giá của đồng won đang gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 17/8, bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi cũng đã cho biết Nhật Bản cân nhắc lại kế hoạch mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Hàn Quốc.
Trước khi tuyên bố của ông Azumi đưa ra, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, Lee Mi Yon, cho biết nếu Nhật Bản có quyết định chống lại thỏa thuận này cũng không đáng lo ngại. Lý do là Hàn Quốc vốn nằm trong thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương, được biết tới với tên Thoả thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 10 quốc gia Đông Nam Á. Hồi tháng 5, các nước trên nhất trí tăng gấp đôi giá trị thỏa thuận này lên 240 tỷ USD.
Trong một diễn biến liên quan, cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã diễn ra trên khắp Trung Quốc sau khi các nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên một trong những hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc vào ngày 19/8.
Các nhà hoạt động đã đổ bộ lên hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản kiểm soát, trong khi Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Trước đó, 14 nhà hoạt động Trung Quốc đã bị phía Nhật Bản bắt và trục xuất sau khi đổ bộ lên đảo.
"Trước khi cuộc họp nội các diễn ra vào ngày mai, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc thảo luận cấp bộ trưởng về vấn đề đảo Takeshima", tổng thư ký nội các Osamu Fujimura hôm qua 20/8 cho các phóng viên biết.
Cuộc họp lần này diễn ra trong bối cảnh thủ tướng Noda bị đảng đối lập chỉ trích chính phủ Nhật Bản thụ động trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Seoul bắt đầu leo thang vào đầu tháng 8 khi tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm đảo tranh chấp.
Nhật Bản có thể cân nhắc hủy kế hoạch mở rộng hoán đổi nội tệ và ngừng việc mua trái phiếu chính phủ Hàn Quốc, một quan chức Nhật Bản cho biết.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng ngay cả khi thủ tướng Noda quyết định giảm hoán đổi nội tệ với Hàn Quốc, vốn được mở rộng để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ châu Âu thì tác động đối với nền kinh tế 2 nước sẽ bị giới hạn bởi dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc lớn thứ 7 thế giới đạt 314,35 tỷ USD vào cuối tháng 7.
Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí mở rộng giao dịch hoán đổi nội tệ tạm thời từ 13 tỷ lên 70 tỷ trong một năm từ tháng 10/2011.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cho rằng việc Nhật Bản cân nhắc không mua trái phiếu chính phủ Hàn Quốc thực sự sẽ có lợi cho Seoul bởi sự tăng giá của đồng won đang gây ảnh hưởng tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc.
Trước đó, ngày 17/8, bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi cũng đã cho biết Nhật Bản cân nhắc lại kế hoạch mở rộng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Hàn Quốc.
Trước khi tuyên bố của ông Azumi đưa ra, người phát ngôn của tổng thống Hàn Quốc, Lee Mi Yon, cho biết nếu Nhật Bản có quyết định chống lại thỏa thuận này cũng không đáng lo ngại. Lý do là Hàn Quốc vốn nằm trong thỏa thuận hoán đổi tiền tệ đa phương, được biết tới với tên Thoả thuận đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai giữa Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 10 quốc gia Đông Nam Á. Hồi tháng 5, các nước trên nhất trí tăng gấp đôi giá trị thỏa thuận này lên 240 tỷ USD.
Trong một diễn biến liên quan, cuộc biểu tình chống Nhật Bản đã diễn ra trên khắp Trung Quốc sau khi các nhà hoạt động Nhật Bản đổ bộ lên một trong những hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc vào ngày 19/8.
Các nhà hoạt động đã đổ bộ lên hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản kiểm soát, trong khi Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền. Trước đó, 14 nhà hoạt động Trung Quốc đã bị phía Nhật Bản bắt và trục xuất sau khi đổ bộ lên đảo.
Nguồn WSJ/Khampha