Chủ Nhật | 22/04/2012 07:33

Nhật Bản và quyền lực mềm ở Trung Đông

Nhật Bản không có một lịch sử lâu dài ở Trung Đông, nhưng sự phồn thịnh về kinh tế của nước này gắn bó chặt chẽ với khu vực này.
Phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ của Trung Đông, Nhật Bản luôn nỗ lực để tăng cường ổn định ở khu vực này. Nhưng những nỗ lực này không có quyền năng vô hạn giải quyết mọi vấn đề ở đây.

Khoảng 90% lượng dầu của Nhật Bản đến từ Trung Đông, vì vậy nước này đang cố gắng tăng cường ổn định ở khu vực này bằng các chương trình tình nguyện kết hợp với viện trợ phát triển.

Trưởng đại diện của Phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết Trung Đông có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng đối với Nhật Bản, đó là lý do chính mà họ gửi tình nguyện viên tham gia vào khu vực này. Nhưng một lý do quan trọng nữa là gìn giữ hòa bình. Một khi hòa bình mất đi, tất cả mọi thứ khác sẽ bị ảnh hưởng.

Trên khắp Trung Đông, JICA có một mạng lưới các văn phòng, các dự án hỗ trợ đa dạng từ công viên công-nông nghiệp ở Jericho đến cơ sở chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở Ramallah ở Bờ Tây đến giáo dục cho người tị nạn ở phía Bắc của Jordan và một viện bảo tàng ở Karak thuộc phía Nam.

Thực ra là chính việc mới thâm nhập vào khu vực đã giúp Nhật Bản có thể tham gia một cách sâu rộng vào những chương trình mà nước này phát triển ở đây. Ví dụ như một chương trình gửi các nông dân của Jordan đến Israel để học về nghề nông trong điều kiện khô hạn. Một khi trở về nước họ có thể huấn luyện lại cho những người khác. JICA đã gửi được khoảng 100 nông dân tính đến thời điểm này.
Trưởng đại diện cho biết JICA đã đạt được sự hợp tác bời vì Nhật Bản được coi như một nước trung lập và có thể lấy được niềm tin của cả 2 nước. Nếu như Mỹ cố gắng làm một chương trình tương tự, nó có thể sẽ không được hiệu quả vì người ta sẽ nghĩa nước này có ý đồ chính trị.

Theo rất nhiều cách, chính sách của Nhật Bản có thể được coi như một bài học khách quan trong việc sử dụng sức mạnh mềm tức là những kỹ năng và tiền để thúc đầy sự hợp tác giữa các cộng đồng, xuyên biên giới. Sự hợp tác này được cho là sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế, sự tin tưởng lẫn nhau và cuối cùng là hòa bình.

Một quan chức của Nhật Bản ở Palestine cho biết Nhật Bản muốn thể hiện rõ ý định sẽ đạt được một vai trò quan trọng trong khu vực, vì vậy nước này khởi xướng việc mang đến hòa bình và thịnh vượng cho Trung Đông, tập trung vào việc tăng cường hợp tác giữa Palestine, Jordan và Israel. Họ cũng dự định mở rộng chương trình đến tận Ai Cập, nhưng điều này là hoàn toàn không dễ dàng.
Đánh giá thành công của dự án cũng là một thử thách. Những thành quả đạt được thì thường nhỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề chính trị lớn hơn.

Không phải tất cả mọi người đều bị thuyết phục bởi những gì mà Nhật Bản và các nước viện trợ khác đang làm. Một chuyên gia tư vấn của khu vực này cho biết rất nhiều các viện trợ đang đi sai hướng. Điều mà người Palestin cần là khả năng kiểm soát các nguồn lực chiến lược như đất, nước, đường và biên giới. Tuy nhiên hầu hết những nguồn lực này lại đang bị kiểm soát, dù trực tiếp hay gián tiếp, bởi Israel. Ví dụ như 64% đất ở khu Bờ Tây bị kiểm soát bới Israel theo như những điều khoản của Thỏa thuận 1995 Oslo.

Nếu như những nhà viện trợ không thể đầu tư đúng nơi đúng chỗ thì họ nên được yêu cầu, bởi chính người dân của họ chứ không phải những nước đang cần giúp đỡ, ngừng việc lãng phí thuế mà họ phải nộp chỉ để mang lại một ảo tưởng về việc xây dựng một nền kinh tế cho Palestine.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến ủng hộ cách tiếp cận của những nhà viện trợ, cho rằng JICA đang giúp đỡ người dân và đất nước Palestine rất nhiều, Palestine là một nước nông nghiệp vì vậy phụ thuộc rất nhiều vào dự án công viên nông-công nghiệp mà Nhật Bản đang triển khai.

Xét đến cùng những chính sách sức mạnh mềm chỉ nhằm giúp người ta có thể kiểm soát được tình hình chứ không phải ép buộc thông qua thay đổi họ. Người Nhật tỏ ra rất thực tế về những gì có thể đạt được và trong bao lâu. Họ cố gắng giải quyết vấn đề một cách thiết thực, linh hoạt và khéo léo, họ khuyến khích Palestine thể hiện cho Israel thấy những gì họ có thể làm được để thuyết phục Israel rằng họ cũng có thể làm được những điều tương tự.

Nhưng người Nhật Bản cũng hoàn toàn nhận thức được rằng quá trình này sẽ phải diễn ra trong một thời gian dài và có những vấn đề mà sức mạnh mềm của họ sẽ không bao giờ giải quyết được.

Nguồn Diplomat/DVT


Sự kiện