Chủ Nhật | 18/08/2013 09:55
Nhật Bản có kế hoạch xây "chiến lược an ninh quốc gia"
Chiến lược này bao gồm các chính sách cơ bản về các vấn đề đối ngoại và an ninh.
Các quan chức chính phủ Nhật Bản ngày 17/8 cho biết cho trước cuối năm 2013, Thủ tướng nước này Shinzo Abe có kế hoạch đưa ra một “chiến lược an ninh quốc gia” bao gồm các chính sách cơ bản về các vấn đề đối ngoại và an ninh.
Ông Abe sẽ giao cho một nhóm các chuyên gia, trong đó có cựu Đại sứ Nhật Bản tại Anh Shin Ebihara và cựu Thứ trưởng Quốc phòng Kimito Nake, nhiệm vụ tập hợp những khuyến nghị về chiến lược kể trên liên quan tới không chỉ vấn đề quốc phòng mà còn cả các vấn đề năng lượng, biển, lương thực, văn hóa và vũ trụ vào trước giữa tháng 9.
Chiến lược này cũng sẽ đề cập tới một chương trình quốc phòng dài hạn mới mà chính quyền của ông Abe quyết định xây dựng vào trước cuối năm.
Tokyo hiện có tranh chấp lãnh thổ với cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc trên biển Hoa Đông.
Lực lượng quân sự giàu có và được trang bị rất hiện đại của Nhật được gọi là Lực lượng phòng vệ, bị cấm tham gia các chiến dịch có tính chất tấn công.
Thủ tướng Abe đang vận động và thực thi việc tăng cường sức mạnh quân sự, có thể đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp được Mỹ và các nước đồng minh áp đặt cho Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Việc sửa đổi hiến pháp có thể gây ra phản ứng khó lường từ những nước láng giềng Nhật Bản, vốn trước giờ cáo buộc Tokyo không chịu đối mặt với quá khứ, bao gồm việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1910-45.
Ông Abe sẽ giao cho một nhóm các chuyên gia, trong đó có cựu Đại sứ Nhật Bản tại Anh Shin Ebihara và cựu Thứ trưởng Quốc phòng Kimito Nake, nhiệm vụ tập hợp những khuyến nghị về chiến lược kể trên liên quan tới không chỉ vấn đề quốc phòng mà còn cả các vấn đề năng lượng, biển, lương thực, văn hóa và vũ trụ vào trước giữa tháng 9.
Chiến lược này cũng sẽ đề cập tới một chương trình quốc phòng dài hạn mới mà chính quyền của ông Abe quyết định xây dựng vào trước cuối năm.
Tokyo hiện có tranh chấp lãnh thổ với cả Trung Quốc lẫn Hàn Quốc trên biển Hoa Đông.
Lực lượng quân sự giàu có và được trang bị rất hiện đại của Nhật được gọi là Lực lượng phòng vệ, bị cấm tham gia các chiến dịch có tính chất tấn công.
Thủ tướng Abe đang vận động và thực thi việc tăng cường sức mạnh quân sự, có thể đòi hỏi phải sửa đổi hiến pháp được Mỹ và các nước đồng minh áp đặt cho Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Việc sửa đổi hiến pháp có thể gây ra phản ứng khó lường từ những nước láng giềng Nhật Bản, vốn trước giờ cáo buộc Tokyo không chịu đối mặt với quá khứ, bao gồm việc chiếm đóng bán đảo Triều Tiên giai đoạn 1910-45.
Nguồn Vietnam+