Thứ Tư | 03/10/2012 06:10

Nhật Bản chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc

Dòng vốn đầu tư này sẽ dịch chuyển sang các nước như Thái Lan và Việt Nam, vốn là những nước đang thu hút đầu tư thay thế Trung Quốc.
Quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo do tranh chấp lãnhthổ, người Trung Quốc tẩy chay hàng Nhật Bản và kiểm tra hải quan gay gắt hơn, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản... đang là những tín hiệuđáng lo ngại với các doanh nghiệp Nhật Bản làm ăn ở Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tính chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc và điểm đến sẽ là một số nướcASEAN.

Rủi ro gia tăng tại Trung Quốc

Nhiều nhà máy của Nhật Bản tại Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa do làn sóng biểu tình, gây tổn hạilớn cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là ngành sản xuất ôtô. Bước sang tháng 10 này, hầu hếtcác cơ sở sản xuất đã mở cửa trở lại, nhưng các công ty Nhật Bản ở Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt quánhiều khó khăn với hải quan, thị thực cho nhân viên và các vấn đề thủ tục khác.

Dù thương mại hai chiều Trung-Nhật đạt mức 342,9 tỷ USD trong năm ngoái, cho thấy thị trường TrungQuốc vô cùng quan trọng, song các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn phải cân nhắc lại chi phí và cơ hội làm ăntại nước láng giềng của họ.

Takeshi Takayama, nhà kinh tế của Viện nghiên cứu NLI tại Tokyo bình luận: "Những cuộc biểu tình đãnhắc nhở các công ty Nhật Bản về rủi ro với Trung Quốc. Không ai biết khi nào những cuộc biểu tình lạinổ ra trong tương lai gần".

Takayama cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, vì khó có thể bỏqua sức ảnh hưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Song, các công ty Nhật Bản sẽ chuyển một phầnđầu tư từ Trung Quốc sang các nước châu Á khác.

Ngoài việc rủi ro đầu tư tại Nhật Bản tăng cao, thì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, giá laođộng tăng cũng khiến Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nữa.

Thêm cơ hội thu hút đầu tư cho ASEAN

Trong khi đó, các hãng sản xuất xe hơi lớn của Nhật như Toyota và Nissan vừa cho biết, họ sẽ giảmbớt sản xuất ở Trung Quốc vì cầu xe hơi Nhật giảm mạnh. Còn Hãng hàng không ANA tuyên bố đã nhậnđược 40.000 cuộc gọi hủy chuyến từ nay tới tháng 11, khi du khách từ cả hai nước tỏ ra lạnh nhạtvới nhau.

Giới phân tích cho rằng, một khi doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc, các nướcASEAN sẽ được lợi. Dòng vốn đầu tư này sẽ dịch chuyển sang các nước như Thái Lan và Việt Nam, vốnlà những nước đang thu hút đầu tư thay thế Trung Quốc. Trong khi Myanmar, Philippines cũng đangnhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật.

Theo Yukio Suzuki, Trưởng nhóm phân tích ở Viện nghiên cứu đầu tư Belle tại Tokyo, có thể Myanmarsẽ là một điểm đến hứa hẹn với Nhật Bản. Trong những năm Myanmar bị cô lập, Nhật Bản vẫn duy trìquan hệ thương mại và đối thoại với nước này. Mới đây, Nhật Bản đã tuyên bố xóa khoản nợ 3,7 tỉ USDcho Myanmar.

Trong khi đó, Philippines không giấu giếm ý định "trải thảm đỏ" đón doanh nghiệp Nhật Bản. Thứ trưởngThương mại Philippines Cristino Panlilio vừa cho biết, chính phủ nước này đang mời gọi 15 công tybị ảnh hưởng chuyển địa điểm sản xuất từ Trung Quốc tới Philippines.

Việc doanh nghiệp Nhật Bannr chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc sẽ là bất lợi với nền kinh tế đang suygiảm của nước này bởi Nhật Bản luôn là nhà đầu tư hàng đầu tại Trung Quốc. Năm ngoái, các doanhnghiệp Nhật Bản đã đầu tư 6,3 tỷ USD vào Trung Quốc, tăng 50% so với năm trước đó.

Nguồn VnEconomy


Sự kiện