Ngày 25-2, 1 đô la Mỹ đổi được 6,1115 nhân dân tệ - cao hơn nhiều so với giá đóng cửa ngày 24-2là 6,0984 nhân dân tệ. Trong tuần tính đến ngày 21-2, nhân dân tệ so với đô la Mỹ giảm trong 6 ngày giao dịch liên tiếpvới mức giảm tổng cộng 0,5% - mức giảm này không lớn so với hầu hết các đồng tiền khác nhưng đượccoi là mức giảm khá mạnh. Ngày 21-2, 1 đô la Mỹ đổi được 6,0890 nhân dân tệ. Tính từ đầu năm đến nay, nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã giảm giá 1%, trong khi năm 2013 tăng đến2,9%. Ngân hàng trung ương can thiệp Kể từ khi Trung Quốc tiến hành đánh giá lại nhân dân tệ vào năm 2005 dưới áp lực từ phía Mỹ, saukhi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, nhân dân tệ đã tăng tổng cộng 33% sovới đô la Mỹ, thu hút dòng tiền nóng đổ vào thị trường Trung Quốc, dẫn đến tình trạng dư thừa tiềnmặt tại nước này. Hiện nay, do lo ngại nợ xấu của các ngân hàng gia tăng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bắt đầukiềm chế tăng trưởng tín dụng và dòng tiền nóng chảy vào. Các nhà phân tích cho rằng Ngân hàngtrung ương Trung Quốc can thiệp để nhân dân tệ mất giá trong thời gian gần đây nhằm ngăn chặn nguồnvốn đầu cơ chảy vào. Chính quyền Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, có thểtiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để giúp kiềm chế rủi ro nợ xấu ngày càng tăng của các ngânhàng. Bên cạnh đó, gần đây, Trung Quốc xuất hiện các dấu hiệu kinh tế yếu kém và rủi ro, đặc biệt làsức khỏe của thị trường bất động sản, lần nữa làm dấy lên lo ngại nhân dân tệ sẽ tiếp tục mất giá.Nhà kinh tế cấp cao Dariusz Kowalczyk của ngân hàng Agricole Credit & Investment cho rằng trongvài ngày tới, Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ chấp nhận nhân dân tệ suy yếu hơn nữa khi do nhucầu trong nước yếu, cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu và nhu cầu bên ngoài. Quốc tế hóa nhân dân tệ Mặc dù sự mất giá của nhân dân một phần có thể do nhà đầu tư lo lắng tăng trưởng kinh tế củaTrung Quốc chậm lại và rủi ro tiềm tàng của hệ thống tài chính nước này nhưng các nhà giao dịch vànhà phân tích tin rằng Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang chủ động kiềm chế nhân dân tệ tiếp tụctăng giá để cho thấy không phải lúc nào đồng tiền này cũng tăng giá. Từ năm 2005 đến nay, nhân dân tệ đã tăng tổng cộng 33%. Do sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủTrung Quốc, nhân dân tệ là một trong những đồng tiền ít biến động nhất tại khu vực châu Á. Một số nhà phân tích cho biết sự mất giá gần đây của nhân dân tệ cho thấy Ngân hàng trung ươngTrung Quốc đang mở đường cho nhân dân tệ thả nổi tự do hơn nữa để mở rộng giao dịch nhân dân tệtrên toàn cầu. Ngày 19-2, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết sẽ mở rộng phạm vi thả nổi tỷgiá nhân dân tệ có trật tự trong năm 2014. Từ tháng 4-2012, Ngân hàng trung ương Trung Quốc bắt đầu mở rộng phạm vi dao động của tỷ giánhân dân tệ từ 0,5% lên 1%. Các nhà phân tích dự báo chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng phạmvi dao động của tỷ giá nhân dân tệ lên 1,5% hoặc 2% trong những tháng tới. Việc mở rộng phạm vi daođộng của tỷ giá nhân dân tệ hoàn toàn phù hợp với mục tiêu thúc đẩy thị trường hóa tỷ giá nhân dântệ. Ngân hàng trung ương Trung Quốc có thể quyết định mở rộng phạm vi dao động tỷ giá nhân dân tệtrong cuộc họp Quốc hội vào tháng 3-2014, trước khi một loạt sự kiện lớn diễn ra vào tháng 4-2014.Trong tháng 4-2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến thăm châu Á, hội nghị mùa xuân của Ngân hàngThế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng sẽ được tổ chức vào tháng 4-2014. Ngoài ra, Bộ Tàichính Mỹ sẽ công bố báo cáo tiền tệ cực kỳ nhạy cảm của Trung Quốc vào giữa tháng 4-2014. Bằng cáchmở rộng phạm vi dao động tỷ giá, thúc đẩy quá trình cải cách nhân dân tệ, Trung Quốc sẽ gây ấntượng với cộng đồng quốc tế. Dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền giaodịch nhiều thứ chín trên thế giới trong năm 2013, hai năm trước đó xếp hạng thứ 17. Hồng Kông làthị trường giao dịch nhân dân tệ lớn nhất. Trong 18 tháng qua, tiền gửi bằng nhân dân tệ tại HồngKông đã tăng 50%, lên 900 tỉ nhân dân tệ. Hầu hết nhà giao dịch và nhà phân tích cho rằng trong vài tháng và vài năm tới, nhân dân tệ sẽtăng so với đô la Mỹ do tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế của Trung Quốc vẫn hơn 7% vàthặng dư thương mại lớn, dòng vốn chảy vào vẫn mạnh mẽ. |