Chắc chắn, các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu kho bạc vẫn lạc quan về triển vọng của một thỏa thuận trần nợ. Ảnh: Getty Images.

 
Mỹ Quyên Thứ Hai | 29/05/2023 19:30

Nhà đầu tư sẵn sàng mua các tài sản rủi ro sau khi trần nợ được chốt

Đồng bạc xanh, đồng yên sẽ được theo dõi chặt chẽ khi phiên giao dịch mới bắt đầu, nhưng thanh khoản ngày 29/5 sẽ mỏng khi thị trường Mỹ, Anh đóng cửa.

Thị trường tài chính toàn cầu đang chuẩn bị cho một đợt phục hồi, sau khi các nhà đàm phán Mỹ tạm đạt được một thỏa thuận sơ bộ để nâng trần nợ, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ vốn khuấy động tâm lý bất an của nhà đầu tư trong những tuần gần đây.

Trong phiên giao dịch mới, đồng USD sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm được theo dõi. Thanh khoản dự kiến ​​sẽ yếu do thị trường Mỹ và Vương quốc Anh đóng cửa vào ngày 29/5 để nghỉ lễ quốc gia, tuy nhiên các hợp đồng tương lai liên quan đến Kho bạc Mỹ và Sàn S&P 500 vẫn giao dịch như thường.   

Các nhà đầu tư đã đổ xô tìm nơi trú ẩn trong những tuần gần đây khi ngày X (5/6) ngày mà Bộ Tài chính dự kiến ​​​​sẽ không thể đáp ứng tất cả các nghĩa vụ nợ nhanh chóng đến gần. Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ có một cuộc đàm phán chi tiết hơn với Tổng thống Joe Biden về việc nâng trần nợ vào ngày 28/5 và sắp xếp dự luật để bỏ phiếu vào ngày 31/5.

Ông Chang Wei Liang, Chiến lược gia tại DBS Group Holdings ở Singapore, cho biết: “Các thị trường nên thở phào nhẹ nhõm, đồng USD có khả năng sẽ trượt giá một chút khi vấn đề trần nợ cuối cùng cũng được giải quyết. Thỏa thuận trần nợ sẽ đi liền với việc giảm chi tiêu đồng thời không gây nguy hiểm cho tăng trưởng kinh tế, đây là một điều tích cực đối với Kho bạc Mỹ.”

Trớ trêu thay, khả năng vỡ nợ của Mỹ lại là một lợi ích cho đồng USD, trong tháng này, đồng USD đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền khác trong giỏ tiền tệ, một tài sản dự trữ quốc tế được bảo trợ bởi Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF.

Tỉ giá của USD so với đồng Yên Nhật. Tuần vừa rồi, đồng Yên đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Bloomberg.
Tỉ giá của USD so với đồng Yên Nhật (USD/JPY). Tuần vừa rồi, đồng Yên đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Bloomberg.

Hiệu suất vượt trội của đồng tiền này vượt qua cả đồng yên, vốn là kênh trú ẩn an toàn truyền thống đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tuần trước, phản ánh vị trí độc tôn của Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu. Ngay cả khi quốc gia sắp vỡ nợ, các nhà đầu tư có rất ít lựa chọn ngoài việc đổ xô vào các tài sản định giá bằng USD, như trái phiếu kho bạc, để được bảo vệ. 

Một cuộc khảo sát của MLIV Pulse vào đầu tháng này cho biết, trái phiếu Mỹ chỉ đứng sau vàng với tư cách là tài sản phổ biến nhất để mua trong trường hợp vỡ nợ.

 

Chắc chắn, các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu kho bạc vẫn lạc quan về triển vọng của một thỏa thuận trần nợ, với các nhà giao dịch dự đoán Cục Dự trữ Liên bang sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 0.25% trong cuộc họp tiếp theo, tiếp tục cuộc chiến chống lạm phát.

Bộ Tài chính Mỹ đã trả thêm 80 triệu USD để phát hành tín phiếu sau khi Bộ trưởng Tài chính Yellen cảnh báo về việc hết tiền mặt. Trong khi đó, những người theo dõi Phố Wall nói rằng động thái tiếp theo của chính phủ để đổ đầy kho bạc, sau một thỏa thuận trần nợ, sẽ nhanh chóng rút cạn thanh khoản khỏi hệ thống ngân hàng.

Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng Mỹ sẽ chịu nhiều áp lực hơn sau nhiều tháng hỗn loạn. Theo ông Bipan Rai, Chiến lược gia về ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada, nguồn cung hối phiếu dồi dào có thể là một động lực khác cho đồng USD.

Có thể bạn quan tâm: 

Cuộc sống ở nơi lạm phát vượt 100%

Nguồn Bloomberg