Khi chỉ một phần của mặt trăng đi vào bóng của trái đất được gọi là nguyệt thực một phần. Ảnh: NASA.
Nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm
Theo USA Today, nguyệt thực một phần diễn ra hôm ngày 19/11 và có thể được quan sát thấy bằng mắt thường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, lý tưởng nhất cho việc quan sát toàn bộ quá trình nguyệt thực là các khu vực trải dài từ Bắc Mỹ và Thái Bình Dương, Tây Âu, miền Đông nước Úc, New Zealand và Nhật.
Tại thời điểm nguyệt thực cực đại (khoảng 16 giờ theo giờ Việt Nam), bóng của trái đất sẽ che 97% mặt trăng tròn, chặn hầu hết ánh sáng của mặt trời và nhuộm mặt trăng thành màu đỏ sẫm, gỉ sét, theo mô tả từ Đài quan sát Holcomb tại Đại học Butler, bang Indiana, Mỹ.
Theo NASA, đợt nguyệt thực này sẽ kéo dài khoảng 3 giờ 28 phút 23 giây, dài nhất trong 580 năm qua. Đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021.
Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng, trái Đất di chuyển nằm giữa mặt trăng và mặt trời. Do không phải toàn bộ mặt trăng bị che mờ, nên đây vẫn được coi là nguyệt thực một phần. Dự đoán lần nguyệt thực tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 5/2022.
Nguyệt thực một phần ở Bangkok năm 2018. Ảnh: Getty Images. |
Nguyệt thực mang tên Micro Beaver, vì xảy ra trước mùa bẫy hải ly và tại thời điểm mặt trăng ở xa trái đất nhất.
Nguyệt thực này bắt đầu vào ngày 19/11, khoảng 2 giờ 19 phút sáng giờ miền Đông nước Mỹ (EST), tức 14 giờ 19 phút (giờ Việt Nam), kết thúc lúc 5 giờ 47 phút sáng (giờ EST), tức 17 giờ 47 phút (giờ Việt Nam), đạt mức tối đa vào khoảng 4 giờ sáng giờ EST, tức 16 giờ chiều (giờ Việt Nam).
Ngoài ra, trong ngày 18/11, vào khoảng 0 giờ - 5 giờ 30 phút sáng 18/11, giờ miền Đông nước Mỹ EST (tức từ 12 giờ - 17 giờ 30 phút giờ Việt Nam) cực điểm trận mưa sao băng Leonid cũng diễn ra.
Nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 12 giờ 2 phút sáng 19/11 và kéo dài 6 giờ với cực điểm kéo dài 3 giờ 28 phút 23 giây, được xem là nguyệt thực một phần dài nhất trong thế kỷ này. Ảnh: ASEN. |
Trong năm 2021, mưa sao băng Leonid xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 30/11. Trận mưa sao băng Leonid liên quan đến sao chổi 55P/Tempel - Tuttle và có thể nhìn thấy trên khắp bầu trời.
Được gọi là "sao băng", thực chất đó là bụi sao chổi còn sót lại, là những hạt bụi và mảnh vụn có kích thước bằng hạt đậu, bị vỡ vụn ra khỏi sao chổi Tempel-Tuttle và bốc cháy khi chúng va vào bầu khí quyển của Trái đất.
Sao chổi 55P/Tempel - Tuttle thường mất 33 năm để hoàn thành một quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Cứ sau 33 năm, khi 55P/Tempel - Tuttle ở gần trái đất hơn, những người yêu thiên văn có thể ngắm "bão sao băng" Leonids.
Sao băng Leonid cũng di chuyển rất nhanh với tốc độ 70km/giây, được coi là một trong những thiên thạch nhanh nhất hiện có, NASA cho biết.
Có thể bạn quan tâm: