Nguy cơ từ các nước BRIC đe dọa kinh tế toàn cầu
O'Neill, chủ tịch GoldmanSachs Asset Management cho rằng các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ vàTrung Quốc vốn đã cùng nhau nâng đỡ nền kinh tế phải đối diện với thử thách mớikhi các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu các nước này.
Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng xuống thấp nhất kể từ năm 2004, Standard& Poor's (S&P) có thể hạ xếp hạng tín nhiệm đầu tư của Ấn Độ, Brazilthì tăng trưởng dưới 3% năm thứ 2 liên tiếp, và Nga có thể bị tổn thương do giádầu giảm.
Một sự suy giảm kéo dài ở cả 4 quốc gia là mối nguy mới với nền kinh tế thế giớivốn yếu ớt kể từ cuối suy thoái năm 2009, thời điểm BRICs đã giúp giảm nhẹ tácđộng xấu nhờ đóng góp khoảng một nửa tăng trưởng toàn cầu từ năm 2007.
O'Neil ước tính năm ngoái, cứ mỗi 11,5 tuần Trung Quốc lại tạo ra một lượng bằngkinh tế Hy Lạp, trong khi cả khối tạo ra khoảng 2,2 nghìn tỷ USD, gần bằng GDPcả Italia. Như vậy, chỉ riêng rắc rối của Trung Quốc cũng có khả năng ảnh hưởngtới những nơi khác. Tuy nhiên, O'Neil lo ngại tăng trưởng yếu ở Brazil và tìnhhình chính trị ở Ấn Độ hơn các vấn đề ở Trung Quốc, mà theo ông đang trên conđường trở thành một nền kinh tế hướng tới khách hàng.
Ngay cả châu Âu cũng gặp rắc rối nếu các nước trong khu vực phải chịu đựng nhucầu suy giảm từ các thị trường lớn trước kia, David Lubin, người đứng đầu cácnhà nghiên cứu thị trường mới nổi ở Citigroup tại London nhận định. Ông cho rằngkhi xuất khẩu phần nào đánh giá uy tín tín dụng của một nước, thì xuất khẩu tớiTrung Quốc yếu đi sẽ ảnh hưởng tiêu cực với niềm tin thị trường vào châu Âu.
Ví dụ, Hy Lạp, năm ngoái xuất khẩu tới Trung Quốc tăng 82%, theo báo cáo tháng3 của Đại sứ quán Hy Lạp tại Bắc kinh. Trong khi đó, Trung Quốc là đối tácthương mại lớn thứ 5 của Đức, mua 64,8 tỷ euro hàng hóa Đức năm ngoái.
Các nhà lãnh đạo tham gia vào hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế lớn G20tại Mexico sắp tới sẽ bàn về lo ngại này, khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseffcảnh báo hôm 4/6 rằng các nền kinh tế mới nổi "không thể gánh sức nặng củacả thế giới trên vai được". Đồng thời, với mối nguy Hy Lạp rời eurozone,các lãnh đạo BRIC vốn nhiều năm muốn có tiếng nói lớn hơn với kinh tế thế giới,sẽ chịu sức ép về các đóng góp chi tiết cho Quỹ tiền tệ thế giới (IMF).
Ông O'Neill nhận định các nhà điều hành của các nước giàu quá chú vào các vấn đềcủa chính mình, và họ đang hy vọng khó khăn của BRIC chỉ là nhất thời, tuynhiên nếu điều này không đúng, thì mọi việc khá đáng lo ngại.
Trong khi O'Neill cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng và BRICs sẽ cùngtăng trưởng 7% năm sau 7,5% năm 2011, các nhà kinh tế tại Morgan Stanley, Bankof America Merrill Lynch và Citigroup đang hạ dự báo tăng trưởng của các nềnkinh tế mới nổi.
Một dấu hiệu đe dọa với BRICs, chỉ số Citigroup's suprise index, đo lường độchính xác của các báo cáo so với dự đoán, của nhóm ở âm 81,10, giảm từ 15,83tháng trước và yếu nhất trong tất cả dữ liệu của nhóm.
Các nhà đầu tư rút khỏi các quỹ chứng khoán thị trường mới mở trong khoảng 8-10tuần và các nhà quản lý tài sản giờ đang giảm mức tiếp cận với thị trường nàynhiều nhất kể từ tháng 10, theo khảo sát của BofA Merrill Lynch chỉ ra tuầnnày.
Dòng vốn rút đi đẩy giá chứng khoán thấp, chỉ số MSCI BRIC Index, theo dõi cáccổ phiếu lớn nhất của nhóm, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tiền tệ các nướcẤn Độ, Nga và Brazil có diễn biến tệ nhất trong 25 loại tiền tệ của các nềnkinh tế mới nổi Bloomberg theo dõi.
Sau khi Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong 5 quý vừa qua, GDP tăng 8,1%trong quý I/2012, lạm phát tháng 5 thấp nhất trong 2 năm và sản xuất tăng chậmnhất trong 6 tháng. Chỉnh phủ nước này đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% năm nay.
Hôm qua, Trung Quốc cũng bị Credit Suise hạ dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốcnăm 2012 xuống 7,7%, thay vì 8% dự báo trước đó. Đồng thời Deutsche Bankcũng hạ dự báo tăng trưởng cả năm 2012 của Trung Quốc xuống 7,9%.
Trong khi đó, Ấn độ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý I, yếu nhất trong 8 năm. VàS&P cảnh báo sẽ hạ tín nhiệm nước này nếu tăng trưởng không tăng, và cácquyết định vượt qua rào cản chính trị không đạt được.
Brazil chỉ tăng trưởng 0,8% quý I so với cùng kỳ năm trước, và cũng trong tầmngắm hạ tín nhiệm ngay cả khi các nhà quản lý giảm thuế và lãi suất để thúc đẩytiêu dùng.
Mặc dù, kinh tế Nga bất ngờ tăng tốc 4,9% quý I so với cùng kỳ năm trước, chínhphủ nước này dự đoán tăng trưởng những tăm tới sẽ không vượt quá 4% do doanhthu từ dầu mỏ, nguồn xuất khẩu lớn nhất của nước này giảm. Giá dầu năm nay đãgiảm khoảng 18%.
Trong khi đó, khủng hoảng châu Âu đang hủy hoại nhu cầu hàng hóa xuất khẩu, xuấtkhẩu của Trung Quốc tới khu vực này giảm 3/5 tháng trong năm nay.
Chính phủ các nước đang nỗ lực thực hiện những gì có thể. Tuần trước, Trung Quốcđã giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2008, trong khi Ngân hàng trung ươngBrazil cũng tỏ ý sẽ giảm lãi suất cơ bản lần thứ 8 liên tiếp trong tháng 7, saukhi giảm xuống mức thấp kỷ lục 8,5% tháng 5.
Nguồn Reuters/ DVT