Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang gia tăng. Ảnh: Getty Imagines
Người tiêu dùng: Vũ khí để Trung Quốc chống lại Trump?
Chi phí tăng vọt
Cuộc sống của nhiều người trong các siêu đô thị như Bắc Kinh đang ngày càng khó khăn hơn trong năm nay khi mọi chi phí tăng vọt. Khi cuộc chiến thương mại của Donald Trump với Trung Quốc nổ ra, với mức thuế trên 200 tỷ USD hàng hóa, thì khả năng phục hồi của nền kinh tế tỷ dân này sẽ phụ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng.
Hãy lấy Fu Ran làm ví dụ, một kiến trúc sư 29 tuổi ở Bắc Kinh. Tiền thuê nhà của anh đã chiếm khoảng một nửa thu nhập hằng tháng khi vào tháng trước giá nhà đã tăng thêm 30%, lên 4.000 Nhân dân tệ (NDT)/tháng. Mặc dù được đào tạo tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng, Fu bây giờ tự nhạo mình là "có học thức cao, nhưng đã phá sản".
Chỉ số thu nhập của Trung Quốc. |
Chi tiêu suy yếu
Với số tiền ít ỏi còn còn lại mỗi tháng Fu nói rằng anh sẽ phải cắt giảm chi phí ăn uống, giao lưu và du lịch.
Trường hợp của kiến trúc sư này dấy lên với cái gọi là "sự suy yếu tiêu dùng" và trở thành một chủ đề chính của cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng khi tiêu thụ hiện nay đóng góp hơn hai phần ba tăng trưởng sản lượng hằng năm, đó là vấn đề phát triển cho các nhà hoạch định chính sách.
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ giảm mạnh trong năm 2018 xuống dưới 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Du lịch thực sự đang chững lại, với 71,3 triệu lượt du lịch nước ngoài trong nửa đầu năm nay. Trung Quốc không có chỉ số đo lường niềm tin người tiêu dùng dõi chặt hàng tháng như ở Mỹ và các dữ liệu hay được cập nhật như mua sắm trực tuyến và các dịch vụ như du lịch, giáo dục, chăm sóc sức khỏe.
→Người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng tẩy chay hàng hóa Mỹ
→Trump sẽ tăng nhiệt cuộc chiến thương mại?
Điều này khiến các doanh nghiệp không có được bức tranh không đầy đủ khi ước tính cơ hội tại thị trường tỷ dân nay và cũng không lường được hết hậu quả khi Mỹ đi đến cùng trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Kyle Francis Gendreau, Giám đốc Điều hành Công ty Samsonite International SA, cho biết dư âm của cuộc chiến tranh thương mại sẽ khiến tăng trưởng doanh số bán hàng của công ty tại Trung Quốc chậm lại trong năm nay.
Sự phân hóa giữa các thành phố lớn và những thành phố nhỏ hơn xuất hiện trong các cuộc khảo sát. Theo, Nielsen, chỉ số niềm tin tiêu dùng của Trung Quốc tại các thành phố cấp 2 và cấp 3 vượt trội so với các thành phố cấp 1, báo cáo sự suy giảm niềm tin vào quý II.
Có bằng chứng cho thấy sức mạnh chi tiêu của quốc gia có thể bị suy yếu trong ngắn hạn, nhưng những dấu hiệu dịch chuyển sang nền kinh tế tiêu dùng hơn là xuất khẩu và đầu tư vẫn còn chưa xuất hiện.
Wang Tao, người đứng đầu về nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại UBS AG ở Hồng Kông, nói rằng mặc dù tiêu thụ có khả năng sẽ chậm hơn nữa vào năm 2019, nhưng xu hướng cơ bản sẽ tiếp tục.
"Tiếp cận tín dụng hộ gia đình vẫn tiếp tục được cải thiện và cải cách tập trung vào hỗ trợ tạo việc làm, cải thiện an sinh xã hội sẽ hỗ trợ mức tiêu thụ thực tế tăng 6-7% trong vài năm tới. Rủi ro suy giảm chủ yếu đến từ quy mô chiến tranh thương mại hoặc suy yếu sâu trong giá tài sản", bà nhận định.
Nguồn Bloomberg