Người nước ngoài cảm thấy họ kiếm nhiều tiền hơn và thoải mái với cuộc sống ở đây. Đây là kết quả từ cuộc khảo sát Expat Explorer của HSBC được thực hiện với hơn 5.300 người ở 4 châu lục trong năm 2012.
Cuộc khảo sát lần thứ năm này đã được thực hiện với hơn 5.300 người ở bốn châu lục trong năm2012. Nó đưa ra bảng xếp hạng các nơi được hài lòng nhất dựa trên các yếu tố như mức lương, thunhập sau thuế và khả năng mua sắm đồ xa xỉ.
Có đến 4 nước của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đứng trong "top ten" của bảng xếp hạng nămnay. Singapore là nước giành vị trí số 1, tiếp sau đó là Thái Lan đứng thứ 3, Hồng Kông đứng thứ 4,Trung Quốc đại lục ở vị trí thứ 7 và Việt Nam đứng thứ 10.
Tại Singapore, 54% số người nước ngoài tham gia khảo sát có thu nhập hơn 200.000 đôla một năm,trong khi con số này chỉ là 7% nếu tính trung bình toàn cầu. 46% người nước ngoài được hỏi tạiSingapore làm việc trong ngành tài chính và 67% ở lứa tuổi 35 - 54.
Bên cạnh đó, 80% những người nước ngoài cho biết thu nhập sau thuế của họ tăng kể từ khi đến ởSingapore. Xu hướng thu nhập tăng thêm cũng phổ biến ở các nơi khác ở châu Á như Hong Kong (79%),Malaysia (72%) và Trung Quốc đại lục (69%).
Chỉ có 25% người sống ở nước ngoài trên thế giới cho rằng cuộc sống xã hội của họ sôi động hơnkhi rời quê hương, trong khi tỷ lệ này đối với những người sống ở Đông Nam Á cao gấp đôi. Theo báocáo, có hai nhân tố khiến người ta muốn ra nước ngoài là muốn tìm kiếm cuộc sống tốt hơn cũng nhưmôi trường xã hội tốt hơn. Dường như những người nước ngoài sống ở Đông Nam Á đánh giá cao những ưuđiểm này ở đất nước họ đang sống.
Các nước Trung Đông có tỷ lệ hài lòng về cuộc sống và kinh tế rất cao, chẳng hạn Oman: 90%,Qatar 89%, Saudi Arabia 83%, UAE 77% và Kuwait 68%... so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 59%. Mặcdù có thu nhập cao và hài lòng với chất lượng cuộc sống nhưng đa số người nước ngoài sống tại đâycho biết họ chỉ có kế hoạch ở ngắn hạn.
Điều này cho thấy nhiều người nước ngoài có xu hướng chuyển đến Trung Đông trong một thời giannhất định để hưởng những lợi thế về thu nhập trước khi quay trở về nước hoặc đến khu vựckhác.
Trong khi đó, người nước ngoài làm việc ở châu Âu tỏ ra bi quan, khi 68% ở Anh và 48% ở Phápkhông hài lòng về tình trạng kinh tế của nước họ sống. Những người nước ngoài ở châu Âu cảm nhậnrất rõ về cuộc khủng hoảng ở đây, đặc biệt nhất là những người sống ở Tây Ban Nha. 92% những ngườinước ngoài sống ở Tây Ban Nha, nước đang vật lộn với tình trạng khủng hoảng nợ công, bày tỏ sự thấtvọng về tình trạng hiện tại của nền kinh tế.
Mặc dù bi quan về môi trường kinh tế hiện tại, nhưng đa số người nước ngoài ở châu Âu cho thấysức chịu đựng bền bỉ trước cơn khủng hoảng ngày một lan rộng.
Trong khi 13% người sống ở nước ngoài trên thế giới cho biết họ đang tìm cách chuyển khỏi nướchiện tại thì không người nước ngoài nào (0%) ở Tây Ban Nha tìm cách chuyển đi và 74% vẫn muốn ở lâudài. Những cư dân ngoại quốc ở Anh và Pháp cũng có thái độ tương tự, 71% và 69% là tỷ lệ tương ứngsố người muốn ở lại lâu dài, so với tỷ lệ trung bình toàn cầu là 62%.
Đức dường như là nước châu Âu lạc quan duy nhất, khi 91% người nước ngoài ở đây tin rằng kinhtế đang đi lên hoặc ít nhất cũng không thay đổi.
Cuộc khảo sát Expat Explorer là cuộc khảo sát hàng năm lớn nhất cho đến nay về người di cư vìmục đích công việc. Kết quả phản ánh quan điểm, xu hướng của những người đang sống và làm việc ởnước ngoài.