Thứ Ba | 22/01/2013 23:18

Người Hàn chật vật kiếm sống sau khi về hưu

Suy thoái kinh tế kéo dài khiến điều mà hầu hết người dân xứ sở kim chi lo lắng nhất là việc chuẩn bị cho cuộc sống sau khi về hưu.

Kết quả cuộcđiều tra xã hội đối với 1.000 người trên toàn quốc do Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội và y tế HànQuốc (KIHSA) tiến hành công bố ngày 21/1 cho thấy có đến 50,5% số người được hỏi thừa nhận ở diệncó thu nhập thấp. Theo họ, nguyên nhân chính là do sự suy thoái kéo dài của nền kinh tế quốcgia.

Cụ thể, trongsố những người được hỏi, 36,9% khẳng định có mức thu nhập dưới mức trung bình và chỉ có 10,5% tựcho mình có mức thu nhập cao. Kết quả cuộc điều tra cũng cho thấy điều mà hầu hết người dân xứ sởKim chi thường lo lắng nhất là việc chuẩn bị cho cuộc sống sau khi về hưu, sau đó là vấn đề giáodục, việc làm, y tế và nợ hộ gia đình.

Hiện có đến29% những người được hỏi cho biết họ không hài lòng với chính sách phúc lợi xã hội mà chính quyềnTổng thống Lee Myung-bak, người sẽ mãn nhiệm vào tháng 2 tới, đang thực thi, trong khi số ngườithấy hài lòng chiếm 18,4%.

Những ngườitham gia khảo sát cũng hy vọng chính phủ mới sắp tới của Tổng thống đắc cử Park Geun-hye, người sẽchính thức nhậm chức vào ngày 25/2 tới, sẽ ưu tiên tạo thêm công ăn việc làm, giảm giá thuốc chữabệnh, đồng thời có biện pháp hỗ trợ tài chính và nhà cửa cho các đối tượng có thu nhậpthấp.

Chật vật kiếm sống sau khi vềhưu

Xã hội HànQuốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Tỉ lệ sinh thấp và sự già hóa dân số đã gây ra mộtsự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu nhân khẩu học. Hàn Quốc có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trongcác quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Quá trình trở thành mộtxã hội già hóa bắt đầu vào năm 2000, khi tỷ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 7,2% tổng dân số cả nước,cùng với việc thế hệ bùng nổ dân số sau chiến tranh 1950 - 1953 (những người sinh từ 1958 đến 1963- gọi là thế hệ " baby boomer") đã bắt đầu nghỉ hưu vào năm 2010, tốc độ già hóa dự đoán tăng mạnh.Điều này sẽ dẫn tới việc sụt giảm lực lượng lao động cũng như toàn bộ dân số trong 5 đến 6 nămtới.

Nhìn chung,người lao động Hàn Quốc đều bị bắt buộc nghỉ hưu trước khi họ đủ 55 tuổi. Hầu hết các công ty HànQuốc quy định tuổi nghỉ hưu là dưới 60 tuổi, độ tuổi được đề xuất theo luật định.

Trong khi thựctế, độ tuổi lao động tối đa của hầu hết các nước thành viên OECD thường trung bình từ 55 đến 64,còn của Hàn Quốc là từ 45 đến 49.

Điều này dẫn tới chuyện nhiều lao động cao tuổi ở Hàn Quốc chỉ cóthể làm những công việc có thu nhập thấp, năng suất thấp, như sản xuất nông nghiệp tự do hay cácngành công nghiệp dịch vụ.

Bằng chứng cho thấy rõ nhất thực trạng này là mức thu nhập trung bìnhhàng tháng của những người trong độ tuổi từ 40 đến 49, chỉ khoảng 2,3 triệu won, và sẽ giảm xuốnglần lượt còn 2,1 triệu won và 1,5 triệu won khi họ bước sang độ tuổi 50 và 60.

Do cuộc khủnghoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Hàn Quốc sa sút buộc các công ty lớn sa thải vô sốnhân viên, đặc biệt là lứa tuổi 40-50, để giảm chi phí hoạt động. Số "baby boomer" hiện chiếm 30 %trong số các doanh nhân tự lập tại Hàn Quốc.

Người trongđộ tuổi cuối 40 và 50 bị mất việc sớm hơn dự kiến, phải chật vật tìm công việc mới để tiếp tục tồntại, trong bối cảnh Hàn Quốc đang có thế hệ lão hóa nhanh cùng một xã hội có tính cạnh tranh cao.Nam giới ở tuổi 50 thường bị các công ty lớn "ngó lơ", nên họ đành chọn cách mở cửa tiệm, nhà hàngăn, quán cà phê với số vốn từ khoản lương hưu hoặc vay ngân hàng.

Mở tiệm bánlẻ, nhà trọ hoặc nhà hàng là cách dễ làm nhất. Hồi tháng 7/2012, số người mới trong 3 lãnh vực nàytăng 100.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, sự cạnh tranh của những người hưu trí này ngàycàng cao. Họ còn phải đối mặt với việc người tiêu dùng bớt tiêu tiền, trong khi các chi phí nhưđiện, nước, gas tăng cao (gần đây tăng 30%) nên họ không dễ thu hồi vốn chứ chưa nói chuyện cólời.

Do những khókhăn này, theo một nghiên cứu, sẽ chỉ có chưa đầy 10% người tự làm ăn có thể tiếp tục công việc mộtcách dài hơi. Trong 237 doanh nghiệp tự lập bị phá sản từ tháng 1 - 8/2012, có 104 người (44%) làchủ thuộc thế hệ "baby boomer".

Trong khi đó,tỷ lệ người trong độ tuổi 50 vay vốn ngân hàng để tự làm ăn đã tăng 28% hồi năm ngoái, so với 20%trong năm 2003. Họ cũng phải trả lãi vay cao hơn, với lãi suất 1,42% cho độ tuổi 50, trong khi độtuổi 30 chỉ phải trả lãi suất 0,6%.

Theo ViệnNghiên cứu kinh tế Hyundai, số "baby boomer" mở doanh nghiệp riêng sẽ tăng đến đỉnh trong năm 2013và 2014: "Tình trạng tiêu dùng giảm sẽ kích thích sự sụp đổ của tầng lớp trung lưu, dẫn đến nhiềutác động không tốt cho nền kinh tế".

Việc tăng sốngười trong độ tuổi 50-60 gặp khó khăn tài chính là dấu chỉ mạnh về sự sụp đổ của nhiều gia đìnhtrung lưu. Đa số người của thế hệ "hưu non" này vẫn cần kiếm tiền để lo chuyện học của con cái vàcho cuộc sống hưu trí của họ. Nhà kinh tế học Lee Geun-tae nói để giúp thế hệ "baby boomer" chuẩnbị tốt cho cuộc sống khi về hưu, chính phủ nên nâng tuổi hưu trí lên, nhằm giúp người về hưu khôngnhào vào lĩnh vực dịch vụ đầy tính cạnh tranh.

Mặc dù cầnphải có những biện pháp tích cực để tăng việc làm cho người cao tuổi, nhưng cho đến nay, Chính phủvẫn chưa có một giải pháp hiệu quả. Vì thế, nhu cầu cấp bách phải cải thiện tuổi nghỉ hưu bắt buộcđã được "Đạo luật chống phân biệt tuổi tác trong lao động và người lao động cao tuổi" quy địnhchính thức cho thị trường lao động là 60 tuổi.

Nhưng ngay cả nếu đảm bảo tuổi nghỉ hưu ở mức 60,thì vẫn còn một vấn đề khác, đó là khoảng thời gian trống giữa tuổi nghỉ hưu với tuổi bắt đầu nhậnlương hưu.

Để giải quyết vấn đề này, Hàn Quốc nên áp dụng chế độ trả lương theo thâm niên, đồngthời tận dụng chế độ "nghỉ hưu dần dần" nhằm kéo dài độ tuổi nghỉ hưu cho những lao động trên 60tuổi cùng với việc hỗ trợ họ là điều không thể thiếu.

Bên cạnh đó, chế độ nghỉ hưu nên bãi bỏ trongtrung và dài hạn. Chính phủ nên cung cấp các công việc mang tính ổn định qua việc phát triển cácdoanh nghiệp xã hội và dịch vụ công cộng trong một nỗ lực tạo lập và đa dạng hóa thêm nhiều việclàm cho người lao động cao tuổi.

Nguồn Tổ quốc


Sự kiện