Ảnh: Sixth Tone.

 
Hải Miên Thứ Ba | 05/04/2022 17:08

Người dân Thượng Hải "bấn loạn" trong bối cảnh COVID bao trùm

Các đường dây hỗ trợ vấn đề tâm lý của thành phố “ngập” trong các cuộc gọi liên hồi, người dân không ngừng bất an về các biện pháp kiểm soát virus.

Các đường dây nóng hỗ trợ sức khỏe tinh thần tại Thượng Hải đã nhận hàng loạt cuộc gọi kể từ khi thành phố bắt đầu bước vào đợt phong tỏa 2 giai đoạn vào ngày 04/04, ghi nhận nhiều người dân bất an, gọi điện để thảo luận về tình trạng bùng phát COVID-19.

Các nhà tư vấn sức khỏe tinh thần ở khu Quận mới Phố Đông, nơi mà đợt phong tỏa lẽ ra đã kết thúc vào ngày 01/04, cho biết điện thoại của họ liên tục đổ chuông suốt cả ngày. Quận, cũng là trung tâm tài chính của thành phố, có năm đường dây nóng - ba trong số đó hoạt động 24 giờ - với hơn 100 tình nguyện viên.

Thượng Hải hiện đang trải qua đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu. Thành phố đã báo cáo 6.311 trường hợp nhiễm vào ngày 01/04 và hơn 36.000 trường hợp vào tháng 3, mặc dù con số này ít hơn nhiều so với các nước khác trên toàn cầu, nhưng vẫn là một sự gia tăng đáng kể đối với một nơi vẫn luôn gắn bó với chiến lược “zero-COVID”.

Một người đàn ông chặn lối vào khu nhà bằng ván gỗ ở Thượng Hải. Ảnh: Sixth Tone
Một người đàn ông chặn lối vào khu nhà bằng ván gỗ ở Thượng Hải. Ảnh: Sixth Tone

Trong khi đại dịch đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới, nó cũng gây ra một hậu quả nặng nề cho sức khỏe tinh thần của nhiều cá nhân. Vấn đề về sức khỏe tinh thần đã tăng đáng kể ở nhiều quốc gia, Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã kêu gọi các chính phủ tăng cường hỗ trợ vào tháng trước, sau khi chứng kiến ​​tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu tăng 25% trong năm đầu tiên của đại dịch.  

Theo ông Zhu Wei, một trong những người phụ trách, tại quận Trường Ninh, trung tâm thành phố Thượng Hải, đường dây nóng chăm sóc sức khỏe tinh thần 24 giờ do chính phủ hậu thuẫn đã nhận được hơn 200 cuộc gọi trong tháng 3, mỗi cuộc kéo dài trung bình khoảng 26 phút. Số lượng cuộc gọi hàng ngày nhiều hơn khoảng 20% ​​so với các thời điểm khác.

Cô Li, một sinh viên đại học cho biết mình rất căng thẳng khi lại kẹt trong một “điểm nóng” COVID-19 khác. Cô đã rời Vũ Hán ngay khi virus bắt đầu xuất hiện, để rồi chứng kiến ​​số ca nhiễm gia tăng ở quê hương Hồ Bắc và giờ là đợt phong tỏa kéo dài tại Thượng Hải.

Cô Li cho biết hầu hết những lo lắng của cô đều liên quan đến việc không thể kiếm đủ thức ăn và cô bắt đầu hoảng sợ sau khi biết đợt phong tỏa sẽ tiếp tục. 

Một người phụ nữ dắt theo chó cưng bên ngoài một khu vực bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 31/03/2022. Ảnh: Bloomberg.
Một người phụ nữ dắt theo chó cưng bên ngoài một khu vực bị phong tỏa ở Thượng Hải, ngày 31/03/2022. Ảnh: Bloomberg.

Khi virus tăng mạnh ở Thượng Hải vào đầu tháng 3 và cư dân “bị nhốt” trong các khu cách ly tập trung - chỉ những tòa nhà có bệnh nhân nhiễm bệnh và những người thân cận của họ mới bị cách ly - mọi người nói chung trở nên căng thẳng, vật lộn với sự lo lắng, mơ hồ, sợ hãi, cô đơn, thiếu thông tin đáng tin cậy và thiếu kiểm soát.

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, nhiều người dân Thượng Hải cũng phải nhờ đến các nhóm hỗ trợ tự lực. Nhiều người, bao gồm cô Cheng, đã chuyển sang dùng các ứng dụng liên quan đến sức khỏe tinh thần và thiền định.

Cũng đã có nhiều tổ chức phi lợi nhuận tương tự đề xuất hỗ trợ tinh thần vào năm 2020 khi mọi người lo sợ về loại virus chưa được biết đến, với hầu hết nỗi lo bắt nguồn từ việc xa cách gia đình. Đối với nhiều người, tình hình ở Thượng Hải đang khơi dậy những ký ức đau thương trong quá khứ.

Có thể bạn quan tâm: 

Châu Á sẽ trở thành 'thị trường mặc định' cho dầu của Nga

Nguồn Sixth Tone