Người châu Âu phải làm việc nhiều giờ hơn do khủng hoảng
Quả thực, theo nghiên cứu mới đây do Eurofound, Tổ chức châu Âu về cải thiện cuộc sống và điều kiện làm việc phối hợp thực hiện, kể từ khi bão khủng hoảng nổi lên, tổng thời gian lao động của các công nhân toàn thời gian đã tăng trên toàn Liên minh châu Âu (EU).
Người châu Âu giờ đây phải làm việc trung bình 39,7 giờ mỗi tuần, tăng từ 39,5 giờ trong năm 2009. Mặc dù số giờ tăng không lớn, song có thế thấy văn hóa làm việc nhiều giờ đang bắt đầu xuất hiện ở nhiều nước châu Âu. Tại Anh, người lao động giờ đây phải làm việc tới 40,5 tiếng/tuần, trong khi ở Luxembourg, thời gian làm việc trung bình một tuần là 40,7 giờ. Có vẻ như thời đại làm việc 35 tiếng một tuần đã chấm dứt ở châu Âu.
Xu hướng tăng giờ làm việc giờ đây đang lan ra hầu hết các nước trong EU, dù quốc gia đó đang khủng hoảng, như Hy Lạp và Ireland, hay đang tăng trưởng, như Đức.
Những quốc gia duy nhất giảm giờ làm đều thuộc diện "thành viên mới" của EU, đó là những nước thuộc khối Đông Âu, bắt đầu gia nhập liên minh từ năm 2004. Thời gian làm việc trung bình của người lao động tại các nước này là 40,3 giờ/tuần.
Giải thích về hiện tượng tăng giờ làm việc tại châu Âu, chuyên gia Måns Mårtensson của Eurofound cho rằng: "Đơn giản vì người châu Âu không muốn mất việc làm mà họ đang có".
|
Mặc dù phải làm việc nhiều giờ hơn và chịu nhiều áp lực hơn, song cửa hàng của ông O'Brien vẫn đứng trước nguy cơ bị đóng cửa. "Các ngân hàng cắt giảm tín dụng trong khi người tiêu dùng ngày một chi li hơn. Những cửa hàng tiện dụng như của tôi giờ lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan", ông nói.
Các chuyên gia lo ngại tình trạng làm việc liên tục nhiều giờ và kéo dài có thể dẫn đến nhiều hậu quả đối với lực lượng lao động. Một nghiên cứu hồi tháng 8 năm nay do một công ty bảo hiểm Đức thực hiện cảnh báo tình trạng chồng chéo giữa thời gian làm việc và cuộc sống cá nhân có thể làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh tâm thần ở người lao động.
Nghiên cứu cũng cho biết những yêu cầu ngày càng tăng của giới chủ đối với công việc như tính linh hoạt, năng động và sẵn sàng làm thêm giờ khiến người lao động phải làm thêm với số thời gian tương đương 22,5 ngày.
Một nghiên cứu khác cho biết ở châu Âu, số giờ làm việc không tương quan với thành công kinh tế. Chẳng hạn như tại Phần Lan, dù có nền kinh tế khỏe mạnh và vẫn tiếp tục tăng trưởng, song người dân nước này vẫn có số giờ làm việc ít nhất trong EU, chỉ có 37,8 giờ, trong khi Romania đứng đầu danh sách với 41,3 giờ. Người Hy Lạp làm việc 40 giờ mỗi tuần, trong khi người Đức làm việc nhiều hơn một chút, 40,6 giờ. Mặc dù vậy, Đức vẫn là nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, còn Hy Lạp lại phải vật lộn với khủng hoảng.
Một câu chuyện khác được nhắc đến ở đây là số ngày nghỉ của người lao động tại mỗi nước trong EU. Hungary có 27 ngày nghỉ mỗi năm, tính cả ngày lễ. Hy Lạp có 33 ngày, người Pháp được nghỉ 38 ngày còn người Đức là 40 ngày. Số ngày nghỉ trung bình của EU là 34,2 ngày.
"Người Đức có ngày nghỉ dài hơn và số giờ làm việc ngắn hơn, nhưng sản lượng công nghiệp của họ vẫn cao hơn phần còn lại của châu Âu", ông Mårtensson nói.
Nguồn CNBC/Khampha