Thứ Ba | 07/01/2014 19:02

Người biểu tình quyết 'đóng cửa" Bangkok

Trong nỗ lực hạ bệ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, đông đảo người biểu tình chống chính phủ của bà đổ ra đường trong hôm nay 7/1.
Người biểu tình phong tỏa tất cả các ngả đường chính trên địa bàn thủ đô vàngăn không cho chính phủ hoạt động.

Thủ tướng Yingluck đã yêu cầu tổ chức bầu cử vào ngày 2/2 nhưng người biểu tìnhdo biết rõ bà sẽ lại giành chiến thắng nên quyết tâm đòi bà chuyển giao quyềnlực cho một "hội đồng nhân dân" để hội đồng này tiến hành cải cách bầu cử.

Thái Lan, Yingluck Shinawatra, biểu tình, phản đối chính phủ, tê liệt, đóng cửa

Theo phóng viên Reuters, ít nhất 5.000 người đã tỏa ra đường từ một trại biểutình chính tại Tượng đài Dân chủ ở Bangkok. Họ tuần hành sang bên kia sông đếnmạn Thonburi của thành phố rồi quay trở lại. Cảnh sát không đưa ra ước tính vềquy mô của đám đông này.

Người biểu tình cáo buộc Thủ tướng Yingluck là con rối của anh trai bà, cựuThủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong.

Những ngày qua, các cuộc tuần hành phản đối chính quyền Yingluck diễn ratương đối ôn hòa mặc dù một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình bênngoài một điểm đăng ký tranh cử ngày 26/12 đã khiến hàng chục người bị thương.

Các nhà chức trách cho biết, 20.000 cảnh sát với sự yểm trợ của quân đội sẽđược triển khai trên các tuyến đường vào thứ Hai tuần tới, ngày đầu tiên trongkế hoạch "đóng cửa chính phủ" của người biểu tình.

"Chúng tôi nghĩ sẽ có rất nhiều đám đông biểu tình trong ngày 13/1 và lo ngạikhả năng xảy ra bạo lực, đặc biệt là các bên thứ 3 đang tìm cách kích động hỗnloạn", người đứng đầu Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutrnhận định. Ông Paradorn không nói rõ "bên thứ ba" là ai song bạo lực dù do phenào gây ra cũng sẽ buộc quân đội phải can thiệp để giữ trật tự.

"Binh lính sẽ bảo vệ các cơ quan chính phủ quan trọng và cảnh sát sẽ coichừng các vụ đụng độ trên phố. Nếu tình hình xấu đi, Thủ tướng có thể ban bốtình trạng khẩn cấp nhưng... quyết định vẫn là do bà ấy", ông Paradorn cho biết.

Thái Lan, Yingluck Shinawatra, biểu tình, phản đối chính phủ, tê liệt, đóng cửa

Lo ngại quân đội sẽ can thiệp ở một quốc gia đã chứng kiến 18 lần đảo chính,cả thành lẫn bại, trong 81 năm qua đang ngày càng tăng cao. Suy nghĩ này càng cólý khi quân đội bắt đầu di chuyển xe tăng và các trang thiết bị khác vào Bangkokđể phục vụ cho cuộc diễu binh ngày thành lập quân đội 18/1.

Chỉ huy Prayuth Chan-ocha đã cố gắng giữ cho quân đội Thái Lan ở ngoài lềxung đột nhưng một số bình luận mới đây của ông rất lấp lửng. Khi được các phóngviên hỏi về tin đồn đảo chính, ông nói: "Đừng lo về những thứ chưa xảy ra...Nhưng nếu chúng xảy ra thì cũng đừng sợ hãi. Năm nào chẳng có những tin đồn nhưvậy".

Các thị trường ở Thái Lan cũng cảm nhận sức ép. Giá trị đồng Baht so với USDđang ở mức thấp trong 4 năm qua và thị trường chứng khoán lao dốc gần 14% kể từđầu tháng 11, khi biểu tình chống chính phủ nổ ra.

Thủ tướng Yingluck từ chối hoãn bầu cử, viện dẫn làm như vậy là phi hiến.

Nguồn Vietnamnet


Sự kiện