Ngoại giao gấu trúc bị ảnh hưởng do căng thẳng Trung - Nhật
Trong một cuộc gặp với thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nói rằng ông sẽ lưu tâm tới đề nghị này.
Thế nhưng một năm sau đó, chính sách ngoại giao gấu trúc đã bị trì hoãn do căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan tới chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Michiya Ujiie, đại diện của thành phố Sendai trong vụ mượn gấu trúc này nói rằng đã nhiều tháng nay anh không liên lạc với đối tác phía Trung Quốc.
Ujiie cho biết: “Không bên nào đề nghị đình chỉ chương trình trao đổi này. Nhưng trong hoàn cảnh thế này, tôi không hy vọng nhận được một cuộc gọi”.
Hiện nay cư dân thành phố Sendai cũng không còn mặn mà với món quà này từ phía Trung Quốc. Ujiie nói rằng thành phố đã nhận được hàng chục email của người dân hối thúc chính quyền chấm dứt nỗ lực mượn gấu trúc này sau hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật Bản quá khích ở Trung Quốc.
Các quan chức thành phố đã hy vọng sẽ thực hiện được kế hoạch đưa cặp gấu trúc về Sendai trong dịp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trong tháng này, tuy nhiên Bắc Kinh đã tạm thời hủy buổi lễ kỷ niệm đó.
Đây không phải là lần đầu tiên loài vật đáng yêu này trở thành nạn nhân của những tranh cãi về ngoại giao.
Hồi tháng 6, thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara tuyên bố rằng chú gấu trúc mới sinh ở vườn thú Ueno Tokyo sẽ được đặt tên là “Sen-sen” hoặc “Kaku-kaku”, ám chỉ tên gọi Senkaku mà Nhật Bản đặt cho nhóm đảo đang tranh chấp trên biển Hoa Đông mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Chú gấu trúc con chết sau đó 6 ngày, nhưng xác nó vẫn được bảo quản trong tủ đá của vườn thú suốt gần ba tháng trời. Trung Quốc vẫn giữ quyền sở hữu cặp gấu cho mượn, nhưng các quan chức Tokyo nói rằng họ chưa nhận được bất cứ ý kiến nào của Bắc Kinh về hướng xử lý xác chú gấu con này.
Nguồn Giáo dục VN