Nghiệp vụ FICC: Trái tim bị thương tổn của ngân hàng đầu tư
Nhà điều hành cao cấp của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới quát lên: "Nhìn xem, lợi nhuận của chúng tôi đã xuống đến bốn chữ số thập phân và không được phép thu hẹp hơn nữa".
Nếu lợi nhuận không ngừng giảm là mối quan tâm hàng đầu đối với các ngân hàng trong kinh doanh chứng khoán vốn, thì gây lo ngại nhiều hơn là FICC - nhóm hoạt động đã trở thành "bánh mì và bơ" của các ngân hàng đầu tư trong suốt thập kỷ qua.
FICC là gì?
FICC là nhóm các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư bao gồm sản phẩm có thu nhập cố định (Fixed income), sản phẩm của thị trường tiền tệ (urrencies) và sản phẩm phái sinh có gốc phái sinh cơ bản là hàng hóa (Commodities).
Sẽ là sai lầm nếu nghĩ FICC là một nghiệp vụ duy nhất của ngân hàng đầu tư. Thực ra FICC là một nhóm các nghiệp vụ kinh doanh khác nhau, từ trái phiếu chính phủ có độ rủi ro thấp đến việc sở hữu dầu thô. Tất cả có điểm chung là đều liên quan đến giao dịch.
Đối với các ngân hàng lớn, doanh thu của FICC phần lớn đến từ các giao dịch trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và giao dịch đối với tiền tệ của các nền kinh tế chính trên thế giới. FICC là ngành nghề kinh doanh lâu đời nhất của các ngân hàng đầu tư. Gia tộc Rothschild đã xây dựng ngân hàng lớn nhất thế giới vào năm 1825 chủ yếu bằng cách cho các chính phủ vay tiền (mua trái phiếu chính phủ).
Sự tăng trưởng ngoạn mục của FICC trong vòng hơn hai thập kỷ qua chủ yếu được thúc đẩy bởi sự mở rộng bảng cân đối kế toán mà cơ quan quản lý vô tình đã khuyến khích. Ngành công nghiệp mà tới tận những năm 2000 vẫn có doanh thu từ giao dịch cổ phiếu cao gấp đôi doanh thu từ giao dịch trái phiếu đã kết thúc thập kỷ với sự phụ thuộc nặng nề vào FICC.
Những ngân hàng đầu tư có thị trường vốn lớn như Citibank, Deutsche Bank và Barclays có khoảng hai phần ba tổng thu nhập đến từ nhóm nghiệp vụ này. Đối với Goldman Sachs, một trong những ngân hàng có uy tín nhất trong đầu tư chứng khoán vốn và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A), hoạt động FICC chỉ chiếm 17% doanh thu trong năm 1998, nhưng một thập kỷ sau đó nhóm lĩnh vực hoạt động này đã mang về mức lợi nhuận lớn nhất và chiếm đến 35% doanh thu của Golman Sachs.
Nguyên nhân lớn đến từ việc chứng khoán nợ đang tăng nhanh và sự mở rộng của bảng cân đối kế toán. Tỷ lệ chiết khấu tài sản đảm bảo bên chứng khoán nợ của các ngân hàng đầu tư vẫn được duy trì tốt hơn rất nhiều so với bên chứng khoán vốn, chủ yếu do thị trường chứng khoán nợ là rộng và phức tạp hơn.
Các công ty lớn thường sẽ phát hành một loại cổ phiếu duy nhất nhưng con số lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm đối với các sản phẩm trái phiếu với lãi suất và kỳ hạn khác nhau, nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư chính xác loại trái phiếu mà họ muốn.
Gael de Boissard, người đứng đầu bộ phận đầu tư loại sản phẩm có thu nhập cố định (fixed income) tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi của Credit Suisse chỉ ra rằng, chỉ riêng tại Mỹ đã có 38.000 công ty chứng khoán nợ và chỉ có một vài trong số đó tiến hành giao dịch mọi ngày trong năm.
Tuy nhiên áp lực hướng đến sự đơn giản hóa đang tăng lên. Các nhà đầu tư và tổ chức phát hành muốn giảm chi phí và cải thiện tính thanh khoản, trong khi các cơ quan quản lý cũng muốn đảm bảo rằng có thể dọn sạch một cách nhanh chóng nếu một ngân hàng lớn thất bại.
Câu chuyện thay đổi khiến lợi nhuận giảm
Có những phát minh đã làm thay đổi thị trường chứng khoán, chẳng hạn như sự ra đời của quỹ niêm yết ETF và giao dịch điện tử. Goldman Sachs, UBS, Morgan Stanley, BlackRock và Bloomberg – hãng đưa tin tức và phân tích dữ liệu tài chính, tất cả đều đang thử nghiệm với các mạng lưới giao dịch trái phiếu điện tử với nỗ lực kết nối người bán và người mua.
Cnhững đ (primary dealers), đ.
Lượng trái phiếu doanh nghiệp do các đại lý cấp I sở hữu giảm mạnh từ trước khủng hoảng 2008 đến nay. |
Theo tính toán của Bloomberg, chính phủ Mỹ hiện đang bán khoảng 20% trái phiếu nợ thông qua hồ sơ dự thầu trực tiếp đặt trên trang web. BlackRock gần đây đã đưa ra một loạt các sản phẩm có thu nhập cố định cho các quỹ ETF. Hành động này sẽ trộn trái phiếu thanh khoản thấp của doanh nghiệp vào cùng một giỏ với các công cụ thanh khoản sẽ trả vào một ngày cố định.
Ngoài ra, áp lực về lợi nhuận còn đặt lên nghiệp vụ kinh doanh các sản phẩm phái sinh của ngân hàng đầu tư, một trong những “con gà đẻ trứng vàng” truyền thống của FICC.
Công cụ có ảnh hưởng nhất trong số này sẽ buộc các ngân hàng phải chuyển giao nhiều hợp đồng phái sinh và khách hàng của họ cho các đối tác trung tâm (CCP-central counterparty) nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống nếu một ngân hàng lớn sụp đổ. Quy định mới này đe dọa lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm phái sinh vì ngân hàng phải tốn thêm một khoản chi phí bảo hiểm rủi ro cho khách hàng.
Cùng các quy định mới về vốn, thanh khoản và tự doanh, những thay đổi này sẽ tác độngđến doanh thu và lợi nhuận của các ngân hàng. Spick từ Deutsche Bank cho rằng doanh thu sẽ giảm 6% trong năm nay và Hintz tại Bernstein cũng đưa ra tính toán rằng các quy định mới có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) xuống 5-6% từ mức hiện tại 13-14%. Các nhà phân tích khác thì mong đợi một tác động yếu hơn. Morgan Stanley và Oliver Wyman dự báo trong một báo cáo gần đây cho rằng những thay đổi trên các thị trường công cụ phái sinh sẽ làm cho doanh thu giảm chỉ 3-5% trong giai đoạn đến năm 2015.
Điều ngân hàng làm tốt nhất
Không phải tất cả những thay đổi này đều gây khó khăn cho các ngân hàng. Thanh toán tập trung tại các đối tác trung tâm (CCP) và đơn giản hóa các công cụ phái sinh có thể đe dọa cắt giảm lợi nhuận đến 40% nhưng mặt khác, cũng có thể làm tăng khối lượng giao dịch và cho phép các ngân hàng loại bỏ nhiều rủi ro, giải phóng nguồn vốn.
Do vậy nhiều ngân hàng sẽ quay trở lại vai trò cốt lõi là các trung gian và tạo lập thị trường cho khách hàng trên thị trường chứng khoán thanh khoản kém mà họ đã bỏ qua trong vài năm gần đây. Trái phiếu doanh nghiệp tồn kho trong tay các nhà đầu tư sơ cấp đã giảm từ 230 tỷ USD hồi trước khủng hoảng xuống dưới 60 tỷ USD và hầu như tất cả các ngân hàng đầu tư lớn của châu Âu đang giảm tài sản.
Kết quả là các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tư khác phàn nàn về sự khó khăn hơn trong giao dịch. Một quản lý cấp cao của một quỹ đầu tư lớn chia sẻ: "Có tình trạng thiếu thanh khoản với các sản phẩm từng được giao dịch trôi chảy như nước".
Paco Ybarra, trưởng bộ phận thị trường toàn cầu của Citibank cho biết: "Có một lý do để nhà tạo lập thị trường tồn tại. Nếu không tồn tại, mọi người sẽ ngồi xuống để phát minh ra một cái gì đó để thị trường hoạt động tốt hơn và điều họ sẽ phát minh ra là các ngân hàng."
Các ngân hàng có vốn nên tận dụng đúng thời điểm khi các ngân hàng yếu hơn đang rơi rụng dần. Tuy nhiên, cũng sẽ nổi lên sự cạnh tranh từ các công ty tài chính khác. Một số nhiệm vụ cung cấp thanh khoản đã chuyển sang cho nhà tạo lập thị trường (maket maker) và người giao dịch tần số cao (HFT). Tuy nhiên, họ thường chỉ chấp nhận mạo hiểm trong ngày giao dịch và không sẵn sàng cho một khối lượng lớn các chứng khoán có thể nằm trên sổ sách trong vài ngày hoặc vài tuần. Hạn chế này cũng mở ra cơ hội cho các quỹ đầu cơ và các nhà cung cấp thanh khoản mới gia nhập nếu tỷ suất lợi nhuận đủ hấp dẫn.
Những lợi thế quy mô của vốn đã trở thành tất yếu trong sự thống trị của các ngân hàng hàng đầu. Tập trung ở phía bên chứng khoán nợ của doanh nghiệp đang tăng lên thậm chí còn nhanh hơn so với chứng khoán vốn.
Ông Spicks tính toán rằng trong vòng 3 năm, 5 ngân hàng lớn nhất sẽ kiểm soát hơn 55% tổng doanh thu, tăng từ gần 1/3 trong năm 2008. Ông Hintz nói "Đầu tư đang trở thành một trò chơi có ít người chơi hơn. Hầu hết các ngân hàng đang bị buộc phải cắt giảm và đóng cửa các hoạt động kinh doanh mà họ không có quy mô lớn. Điều đó đem lại nhiều cơ hội cho các ngân hàng lớn nhất có thể phát triển hơn nữa”.
Nguồn Dân Việt/Economist