Nghịch cảnh thị trường chứng khoán và nền kinh tế
Tình trạng ở Mỹ cũng tương tự. Trung bình, thu nhập thực của các hộ gia đình chi tăng 0,1% trong tháng 6 và vẫn ở mức thấp hơn so với trước khủng hoảng. Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones và S&P 500 liên tục lâọ kỷ lục cao nhất mọi thời đại.
Nói một cách ngắn gọn, các nhà đầu tư đang hứng khởi trước một thị trường khởi sắc trong khi những người lao động bình dân vẫn sống một cuộc sống đầy khó khăn. Tình trạng này có thể kéo dài trong bao lâu?
Đúng là giá cổ phiếu tăng là tin tốt cho người lao động khi xét đến quỹ lương hưu. Tuy nhiên, hiệu ứng này ngay lập tức bị dập tắt bởi mức lãi suất quá thấp. Trong trường hợp có được chút lợi nhuận ít ỏi, họ phải đối mặt với chính sách thắt lưng buộc bụng bị chỉ trích là có mục đích làm tổn hại bộ phận nghèo nhất.
Bất bình trước tình trạng này, một vài cuộc biểu tình mang màu sắc chính trị (như cuộc biểu tình mới đây của bộ phận làm việc trong ngành ăn nhanh) có thể xuất hiện ở nước Mỹ. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng mới cũng xuất hiện: những ngành nghề phụ thuộc nhất vào bộ phận có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng trong khi đây là tin tốt lành cho các nhà sản xuất hàng hóa xa xỉ.
Những người ủng hộ diễn biến này sẽ lập luận rằng tâm lý của nhà đầu tư và doanh nghiệp tốt hơn sẽ tạo thêm nhiều việc làm và điều đó cũng giúp ích cho bộ phận có thu nhập thấp. Tuy vậy, rõ ràng là khoảng cách giữa thị trường tài chính là phần còn lại của nền kinh tế ngày càng lớn không phải là một điều dễ chịu đối với các nhà hoạch định chính sách.
Nguồn CafeF