Chúng ta đã nghe về những ngân hàng "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail) trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 6 năm trước. Khi đó, những ngân hàng có quy mô lớn và quan trọng đến mức các chính phủ không thể "khoanh tay" đứng nhìn cảnh phá sản. Nhưng giờ đây, chúng ta sẽ phải nhắc nhiều đến các ngân hàng quá "lớn" để một quốc gia có thể cứu trợ trong trường hợp khủng hoảng tài chính. Đó là trường hợp của Scotland.
Trong khi những người đồng ý cho sự tách ra độc lập của Scotland lần đầu tiên chiếm số lượng áp đảo khi chỉ còn 10 ngày nữa cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra. Các chuyên gia kinh tế của Natixis lo ngại về quy mô của các ngân hàng Scotland đang quá lớn so với quy mô của cả nền kinh tế.
Trong nghiên cứu mới công bố, Natixis cho rằng: "Lĩnh vực ngân hàng của một Scotland độc lập sẽ là quá lớn so với quy mô của chính nền kinh tế và điều đó khiến cho các ngân hàng tại Scotland dễ tổn thương hơn trước những cú sốc tài chính".
Gấp 12 lần GDP
Tổng tài sản của các ngân hàng Scotland lớn gấp 12 lần GDP trong 1 năm của nước này. So sánh với quy mô ngân hàng tại Pháp, tổng tài sản các ngân hàng Pháp chỉ bằng 4 lần GDP của nền kinh tế.
Tại Iceland, tỷ lệ tổng tài sản ngân hàng trên GDP là 8,8 lần và con số này tại Cộng hòa Síp là 7 lần GDP) và đây đều là hai quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ những cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây.
Các chuyên gia của Natixis nhận thấy những khó khăn của bất kỳ nhà nước Scotland trong tương lai để bảo lãnh cho các ngân hàng của mình, nếu so sánh với các cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 là để nhấn nước. Các nhà kinh tế chỉ ra rằng "các tài sản của ngân hàng Scotland chính, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), chỉ chiếm khoảng tám lần GDP Scotland" và "trong năm 2008 của Chính phủ Vương quốc Anh đã tài trợ tại RBS lên đến 211% GDP trong Scotland độc lập " .
Quy mô ngành ngân hàng - mối đe dọa đối với tiến trình độc lập
Hơn cả một mối đe dọa về tài chính, quy mô của các ngân hàng Scotland là mối đe dọa về chính trị, gây cản trở cho tiến trình độc lập của Scotland.
Trên thực tế, có khả năng Scotland sẽ hình thành liên minh tiền tệ với đồng Bảng Anh trong trường hợp tách ra độc lập. Nhưng kế hoạch trên có thể bị Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) từ chối nếu họ phải bảo lãnh cho cả các ngân hàng không thuộc quốc gia của mình mỗi khi căng thẳng thanh khoản xảy ra.
Tuy nhiên theo Natixis, còn rất nhiều lỗ hổng để các ngân hàng Scotland có thể mở "cuộc tháo chạy" sang phần còn lại của Vương Quốc Anh và có thể nhận trợ giúp của Ngân hàng Trung ương Anh trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra.
Cuộc "tháo chạy" đã chuẩn bị bắt đầu khi hôm nay (11/9), Business Insider dẫn nguồn tin từ Bộ Tài chính Vương quốc Anh cho biết, RBS sẽ chuyển trụ sở từ Edinburgh, Scotland sang London, nếu Scotland tách khỏi Vương Quốc Anh và trở nên độc lập.
"Tháo chạy" khỏi Scotland Báo cáo khảo sát trong tháng 5 của Văn phòng Thương mại Scotland (cơ quan đại diện cho 8% các doanh nghiệp ở Scotland) cho biết, tổ chức này có thể rời khỏi Scotland nếu nước này tách ra độc lập. Trong khi đó, 10% các doanh nghiệp khác tại Scotland cũng đang cân nhắc việc di dời tương tự. Cuộc trưng cầu dân ý lớn nhất trong lịch sử Scotland về vấn đề: "Có tách khỏi Liên hiệp Vương Quốc Anh (UK) để trở thành một quốc gia độc lập hay không?" sẽ diễn ra vào ngày 18/9 tới. |
Nguồn Theo DVO/ Natixis