Chủ Nhật | 31/03/2013 01:59

Ngay cả khủng hoảng Síp cũng không thể cứu vàng

Giá vàng giảm kể từ khi thoả thuận cứu trợ Síp được phê duyệt. Điều này cho thấy vàng đang ở vị trí yếu và có thể tiếp tục giảm.
Thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm nay tăng mạnh và chứng khoán châu Âu chỉ giảm 2% dù tồn tại lo ngại về các vấn đề của châu Âu. Trong khi đó, vàng và bạc giảm khoảng 5%, bạch kim và palladium cũng tăng nhẹ. Thực tế, thật khó để tìm thấy bất kỳ tài sản thông thường nào giảm nhiều như vàng và bạc.

Ngay cả trái phiếu chính phủ với lãi suất gần bằng không cũng có những dấu hiệu tốt trên thị trường. Vì vậy, nhiều người sẽ tự hỏi tại sao lại nắm giữ vàng trong khi có thể kiếm nhiều tiền hơn với các tài sản khác? Đó có thể là lý do tại sao việc nắm giữ vàng nhỏ lẻ thông qua các quỹ giao dịch ngoại hối giảm 7% kể từ đỉnh vào cuối năm ngoái. Vàng tương lai trên sàn Comex đã giảm 30% kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 10/2012.

Tại sao mọi người bán vàng? Có vẻ như không có nhiều sự thay đổi trong các yếu tố hỗ trợ vàng như sự thay đổi trong quan điểm của các nhà đầu tư đối với các yếu tố này là ngoại lệ.

Một trong những yếu tố hỗ trợ vàng là sự mở rộng bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Fed bơm thanh khoản vào nền kinh tế Mỹ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho giá vàng tăng cao. Nhưng mối quan hệ đó bắt đầu bị phá vỡ vào cuối năm 2012 và năm nay, cả hai đã tách hoàn toàn.

Vàng với tổng tài sản của Fed

bnm

Bảng cân đối kế toán của Fed tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn chưa đủ để người dân mua vàng. Tính thanh khoản không còn dẫn hướng cho giá vàng và nới lỏng định lượng nhiều hơn sẽ không thúc đẩy giá vàng tăng cao. Năm ngoái, giá vàng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của Mỹ. Nhưng mối liên hệ này cũng bị phá vỡ khi dự báo lạm phát tương tự gia tăng trên toàn thế giới nhưng giá vàng cũng không tăng theo xu hướng.

Lý do mà các nhà đầu tư không mua vàng khi có các yếu tố hỗ trợ về mặt lý thuyết có thể là do khu vực đồng euro. Vàng là một tài sản chống rủi ro tài chính nói chung như rủi ro lạm phát và rủ ro mất giá tiền tệ. Một trong những rủi ro chính trong hệ thống tài chính toàn cầu gần đây đã phá vỡ khu vực đồng euro. Tuy nhiên, rủi ro đó đang giảm dần, chúng ta có thể nhìn thấy từ tỷ lệ hoán đổi nợ xấu (CDS) trung bình đối với các nước châu Âu bao gồm Hy Lạp, Ireland, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.

Vàng không thể tăng ngay cả khi tỷ lệ CDS tăng cao hồi tháng 6 năm ngoái, thêm vào đó thực tế là tỷ lệ CDS đã thấp hơn một cách cơ bản, kể từ đó vàng mất dần sự hỗ trợ chính mà nó có.

Vàng với tỷ lệ hoán đổi nợ xấu GIIPS

bnm
Vì vậy, vàng vẫn dõi theo rủi ro của cuộc khủng khoảng eurozone - đó là quan điểm không đổi của người dân - ngoại trừ dù có những vấn đề của đảo Síp, rủi ro về một cuộc khủng hoảng eurozone vẫn được đánh giá thấp hơn so với thực tế.

Do vậy, xét tổng thể những yếu tố hỗ trợ chính không còn trợ giúp cho kim loại này nữa. Xu hướng giảm này như một sự thay đổi cơ bản trong bức tranh nhu cầu đối với vàng và tương lai vẫn còn tiêu cực. Kỳ vọng giá vàng tiếp tục giảm trong vài tháng tới xuống 1.540 USD/oz, kết hợp với các mô hình kỹ thuật, vàng có thể giảm tiếp xuống 1.490 USD/oz.

Nguồn CNBC


Sự kiện