Thứ Sáu | 28/12/2012 13:16

Ngành ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc bùng nổ

Trung Quốc thành mục tiêu của các ngân hàng Mỹ, châu Âu khi các ngân hàng này khó duy trì lợi nhuận ở thị trường nội trong những năm sắp tới.
Từ trước đến nay, các ngân hàng nước ngoài đã thu về được những kết quả trái ngược khi đầu tưvào Trung Quốc. Đầu tư vào các ngân hàng ở địa phương thường đem lại thành công trong khi trực tiếpmở chi nhánh lại trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, kinh tế Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt,đặc biệt là đối với hệ thống tài chính. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội mới, thậm chí là bất ngờ,cho các định chế tài chính châu Âu.

Cho đến nay, đã có 335 định chế tài chính châu Âu hiện diện ở Trung Quốc. Phần lớn trong sốnày hoạt động thông qua các văn phòng đại diện và do đó phạm vi hoạt động cũng bị hạn chế. Tuynhiên, cũng không ít định chế có qui mô lớn hơn đã thành lập các liên doanh với đối tác Trung Quốc.Mặc dù vậy, các ngân hàng toàn cầu vẫn gặp phải rất nhiều hạn chế ở thị trường trong đó mạng lướichi nhánh của các ngân hàng nội địa đã lên tới 25.000 chi nhánh.

r

Sự hạn chế đặc biệt rõ nét trong lĩnh vực cho vay đối với các tập đoàn lớn. Hệ thống tài chínhTrung Quốc không cần quá nhiều dịch vụ bán buôn. Hơn nữa, không giống như các ngân hàng nước ngoài,các ngân hàng Trung Quốc thường có thể tự tài trợ bằng tiền gửi nhờ vào tỷ lệ tiết kiệm trong nướckhá cao. Tuy nhiên, cả 2 nhân tố này có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới.

Trung Quốc đang thực hiện chủ trương chuyển đổi hệ thống tài chính vốn phụ thuộc quá nhiều vàotiền gửi trong khi các ngân hàng chỉ trả lãi suất rất thấp. Do đó, các biện pháp cải cách ngành tàichính vẫn tiếp tục được đẩy mạnh. Các khách hàng định chế và các doanh nghiệp cũng có xu hướng tăngcường sử dụng các sản phẩm ngân hàng bán buôn. Thị trường bán buôn của ngành ngân hàng Trung Quốcđã tăng trưởng 15% trong vòng 5 năm qua với tổng doanh thu tăng từ 140 tỷ USD trong năm 2006lên mức 300 tỷ USD mỗi năm. Theo dự đoán, doanh thu sẽ lên tới 630 tỷ USD vào năm 2020, tương đương75% quy mô của thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, khi so sánh trên tương quan GDP, thị trường tín dụng doanh nghiệp, thị trường ngoạihối và các sản phẩm phái sinh cũng như quản lý tài sản của ngành ngân hàng Trung Quốc vẫn còn rấtnhỏ so với Mỹ hoặc thậm chí là Hàn Quốc. Ví dụ, khi so sánh về GDP, khối lượng giao dịch các sảnphẩm ngoại hối và phái sinh lãi suất ở Trung Quốc chỉ bằng từ 5 đến 10% so với của HànQuốc.

Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài vẫn gặp phải khá nhiều rào cản lớn. Các ngân hàng này khócó thể bảo lãnh giao dịch chứng khoán hoặc phát hành trái phiếu liên ngân hàng cho các doanhnghiệp. Họ cũng khó có thể mở rộng phạm vi hoạt động bởi các chi nhánh bị hạn chế trong việc nhậntiền gửi.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chính phủ Trung Quốc muốn chuyển đổi sang một nền kinh tế đadạng hơn và hướng về tiêu dùng nhiều hơn, chắc chắn thị trường tài chính của nước này phải được mởrộng, mặc dù sự mở rộng đó sẽ rất chậm rãi và thận trọng. Do đó, các ngân hàng nước ngoài cần phảinắm lấy cơ hội.

Tài sản lớn nhất của các ngân hàng nước ngoài khi hoạt động ở Trung Quốc chính là sự chuyênnghiệp và hiện đại mà họ đã đạt được khi hoạt động ở chính quê nhà. Sự am hiểu sâu sắc về các lĩnhvực và sản phẩm vốn còn mới mẻ đối với thị trường tài chính Trung Quốc sẽ là lợi thế rất lớn. Cácngân hàng nước ngoài cũng có thể tận dụng lợi thế mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia để phục vụ nhucầu vươn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Cách thành lập và tổ chức điều hành các liên doanh với các ngân hàng Trung Quốc cũng là điềucần được xem xét lại. Đặt ra các chiến lược kinh doanh dài hạn và gạt bỏ những xung đột về văn hóavà lợi ích là điều quan trọng.

Các định chế tài chính Trung Quốc sẽ là bộ phận được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc cải cáchnày. Tuy nhiên, cơ hội rất lớn cũng đang mở ra cho các ngân hàng nước ngoài. Đặc biệt, trong bốicảnh triển vọng lợi nhuận trong nước không mấy sáng sủa như hiện nay, chắc chắn họ sẽ không bỏ quaTrung Quốc.

Nguồn CafeF


Sự kiện