Ngành dịch vụ: Động lực tăng trưởng mới của ASEAN
Ban Thư ký ASEAN vừa công bố số liệu thống kê mới nhất chothấy, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của ASEAN trong năm 2012 đạt 3.620 tỷ USD, trongkhi GDP bình quân đầu người của ASEAN đạt 5.869 USD.
Đặc biệt khu vực dịch vụ đã trở thành một độnglực thúc đẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế khi tỷ trọng ngành Nông nghiệp đã giảm trong 7 nămqua.
Trong năm 2012, ngành Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP củatất cả 10 nước ASEAN, tăng từ 35% lên gần 60% GDP và là ngành có tỷ lệ đóng góp cao nhất chotăng trưởng GDP của 10 nước ASEAN. Trong khi đó, ngành Công nghiệp xếp thứ 2.
Trong số 10 nước ASEAN, ngành Dịch vụ Philippines có tỷ lệđóng góp cao nhất cho tăng trưởng GDP, chiếm 56,9%, Campuchia thấp nhất, chỉ có 38,4%. Tỷlệ đóng góp của ngành dịch vụ không ngừng tăng đã trở thành nhân tố chủ yếu kéokinh tế ASEAN tăng trưởng. Trong phần lớn nền kinh tế ASEAN, tỷ lệ đóng góp của ngànhDịch vụ và công nghiệp đối với tăng trưởng GDP đã vượt 80%.
Một nhà nghiên cứu kinh tế thuộc Ngân hàng Malaysia cho biết,những năm gần đây, song song với tỷ trọng ngành Dịch vụ không ngừng nâng cao trong kinhtế Malaysia, Chính phủ Malaysia đã nới lỏng hạn chế đầu tư nước ngoài, trong đó baogồm một số ngành dịch vụ như: Thông tin viễn thông, giáo dục hướng nghiệp, đào tạo kỹnăng, kế toán, thuế vụ..., cho phép vốn nước ngoài nắm giữ 100% cổ phần. Ngoài ra,biện pháp khuyến khích thuế cũng dần dần chuyển sang ưu tiên cho ngành Dịch vụ.
PhóTổng Thư ký Bộ Thương mại và Công nghiệp Malaysia nói: "Cùng với sự phát triển củakinh tế các nước ASEAN, ngành Dịch vụ ngày càng quan trọng và trở thành một phần rấtlớn của GDP". Ông còn nói, các nước ASEAN có thu nhập khá cao như Singapore và Malaysiađang cố gắng phát triển dịch vụ cấp cao".
Diêu Kim Long, Chuyên gia kinh tế trưởng củaCông ty xếp hạng Malaysia RAM nói, Malaysia sẽ đào tạo hàng loạt nhân tài chuyên môn vềthăm dò biển sâu và các ngành đòi hỏi kỹ thuật cao. Ông cho rằng, tỷ lệ đóng góp chotăng trưởng kinh tế Malaysia của ngành Dịch vụ như thử nghiệm thiết bị điện khí mũinhọn và lập trình mạng cũng ngày một tăng.
Theo dự báo, trong vài năm tới, tỷ trọng giá trị nông nghiệpvà ngành Công nghiệp chế tạo trong GDP của Malaysia sẽ giảm xuống, mức tăng của ngànhDịch vụ sẽ vượt ngành Chế tạo, trung bình mỗi năm sẽ tăng từ 6,5-7,5%. Ngành Dịch vụsẽ trở thành ngành chủ đạo nền kinh tế Malaysia.
GDP thực tếcủa ASEAN trong năm 2012 đã tăng 5,7%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với năm 2011. Thu nhập bình quâncủa 5 nền kinh tế hàng đầu của ASEAN (ASEAN 5), gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore vàThái Lan, đã tăng 5,1% trong nửa đầu năm nay do sự phát triển kinh tế thuận lợi ở Philippines vàThái Lan.
Nguồn Chinhphu.vn