Các bác sĩ thực hiện ca gọt mặt ở Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: Paulo Fridman | Bloomberg.

 
Gia Khánh Thứ Năm | 10/02/2022 11:56

Ngành công nghiệp thẩm mỹ "bùng nổ" sau đại dịch

Tưởng chừng việc ở nhà hàng tháng trời sẽ khiến mọi người ít quan tâm đến vẻ bề ngoài của họ hơn, nhưng kết quả thực tế thì hoàn toàn ngược lại.

Tưởng chừng việc ở nhà hàng tháng trời sẽ khiến mọi người ít quan tâm đến vẻ bề ngoài của họ hơn, nhưng kết quả thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Những hạn chế do COVID mang lại đã chuyển các buổi họp trực tiếp và các sự kiện xã hội sang các cuộc gọi video, đồng nghĩa với việc con người dành nhiều thời gian hơn để nhìn chính mình thông qua camera trên màn hình. Với quá nhiều thời gian dành cho bản thân cũng như “cú sốc” khi nhìn thấy vẻ ngoài còn nhiều “thiếu sót” của mình trong các cuộc họp từ xa, nhiều người đã quyết định rằng đại dịch là thời điểm hoàn hảo để làm mới khuôn mặt và “tân trang” lại cơ thể của họ. 

Ảnh: 
Nhiều người đã quyết định rằng đại dịch là thời điểm hoàn hảo để làm mới khuôn mặt và “tân trang” lại cơ thể của họ. Ảnh: Freepik.

Phẫu thuật thẩm mỹ đã bùng nổ trong thập kỷ qua. Văn hóa đại chúng (Pop culture) và truyền thông xã hội đã tác động không nhỏ đến thế hệ mới của những người tự hào và cởi mở hơn với các cải tiến trong thẩm mỹ.

Theo báo cáo hàng năm của Hiệp hội Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, nhu cầu phẫu thuật để có vòng cong hút mắt như người mẫu “siêu vòng 3”, Kim Kardashian, hiện là phân khúc đang phát triển “hot” nhất, tăng 19% với 24.099 ca  vào năm 2018.

Điều mà các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nghe nhiều nhất từ các khách hàng thuộc thế hệ Millennials là họ muốn có vẻ ngoài đẹp như trên các ứng dụng chụp ảnh và chỉnh hình.

Trong năm 2018, đã có hơn 17,7 triệu người thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm các thủ thuật xâm lấn tương đối như tiêm Botox hoặc căng da “không dao kéo”. Theo hiệp hội bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ, trong năm 2019, số ca phẫu thuật và thủ thuật thẩm mỹ đã tăng hơn 1,6% so với năm trước đó.

Thậm chí vào năm 2020, khi mọi thứ bắt đầu giảm tốc, các bệnh viện và trung tâm đóng cửa, nhân viên bị sa thải và các cuộc phẫu thuật tạm dừng thì ngành phẫu thuật thẩm mỹ vẫn bật lên mạnh mẽ.

Ảnh hưởng chính đến sự bùng nổ trong ngành này? Tài chính. Trong thời gian ở nhà do đại dịch,  những người ấp ủ ước mơ phẫu thuật thẩm mỹ đã tiết kiệm được không ít "ngân sách". Các thủ thuật thẩm mỹ có thể tốn từ vài nghìn đến hơn 20.000 USD mà không được bảo hiểm chi trả. Trong khi hàng triệu người Mỹ mất việc làm và đang gặp khó khăn về tài chính, thì nhiều nhân viên văn phòng và người về hưu, hai nhóm chiếm phần lớn các ca phẫu thuật thẩm mỹ, vẫn có thu nhập khả dụng hơn bao giờ hết. Họ vẫn có công việc hoặc danh mục đầu tư chứng khoán và đang chi tiêu ít hơn cho việc đi lại, nhà hàng, mua sắm và giải trí. Qua những đợt dịch, họ có đủ khả năng chi trả cho các ca phẫu thuật thẩm mỹ mơ ước của bản thân. 

Đối với các bác sĩ trong ngành, họ nhận thấy tương lai của ngành phẫu thuật thẩm mỹ sẽ còn tiến xa hơn hiện tại rất nhiều. Với việc các phương pháp điều trị thẩm mỹ ngày càng trở nên tiên tiến hơn, giá cả phải chăng và ít bị cấm kỵ hơn, sự bùng nổ của ngành công nghiệp này trong thời kỳ Covid-19 mới chỉ là bước khởi đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Ở nhà vì đại dịch, người tiêu dùng Trung Quốc chi gần 74 tỉ USD cho hàng xa xỉ

Nguồn CNBC